Monday, March 26, 2012

DIA DANH VA LICH SU HINH THANH MANH DAT TAM KY


Tam kỳ phố

Thứ Tư, 7.2.2007 | 02:29 (GMT + 7)

(Xuân MTTN 2007) - Trăm năm trước, Tam Kỳ chính danh phủ lỵ - trung tâm hành chính. Đó là mùa xuân 1906 - 1907. Hội thảo khoa học "100 năm phủ lỵ Tam Kỳ" vừa diễn ra tại TP. Tam Kỳ - tỉnh lỵ Quảng Nam đúng vào mùa xuân của 100 năm về sau, như "một chút gì để nhớ".

Những trang sử ngả vàng được lần giở lại... Vùng đất này vốn thuộc châu Chiêm Động của Chiêm Thành, năm 1402 được tiến dâng nhà Hồ và sáp nhập vào lãnh thổ nước Việt. Năm 1471, nhà Lê thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, có vùng Tam Kỳ hiện ra khá rõ trên bản đồ nhưng vẫn chưa có một cước chú nào về địa danh này.

"Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn năm 1775 và một sắc phong của vua Lê năm 1767 có nhắc đến tên Tam Kỳ là một con sông, một ngôi làng, một xã. Mãi đến năm 1906, chiếu chỉ vua Thành Thái ban ra, chính thức "nâng cấp" Tam Kỳ trở thành phủ lỵ - trung tâm hành chính. "100 năm Tam Kỳ" được nhấn mạnh bởi kể từ đây về sau, qua nhiều thời kỳ, nhiều biến thiên thăng trầm lịch sử, Tam Kỳ vẫn luôn được chọn làm trung tâm hành chính của nhiều cấp chính quyền.

Tôi có cảm giác, về mặt ý tưởng, các nhà tổ chức cuộc hội thảo trên cố cưỡng ép Tam Kỳ vào cái cột mốc 100 năm ấy; vậy thì tên cuộc hội thảo phải là "100 năm Tam Kỳ - trung tâm hành chính" mới phải. Quả thật, có nhiều con đất được tạo hoá ban cho địa thế, vị trí lý tưởng. Nhưng thiên nhiên chỉ sáng lên, chỉ sống động khi có ánh nhìn chiếu rọi của con người. Ngược dòng thời gian, thử tìm dấu con người đã phả hơi thở lên vùng đất này. Các lão nhân, các gia phả để lại ở Hương Trà, Tứ Bàn - những làng xóm "cổ" nhất Tam Kỳ - cho biết, khoảng thế kỷ 15 - 17, những đoàn lưu dân từ Thanh - Nghệ - Tĩnh xuống thuyền vượt biển vào Nam.

Từ biển Đông phóng tầm mắt vào đất liền, họ nhìn thấy ba cồn đất nhô lên cao hình tam giác, nay là các núi An Hà, Quảng Phú, Trà Cai, bèn ghé thuyền vào, lại thấy ba dòng sông nay là Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch lượn quanh ba cái cồn ấy, đất đai màu mỡ, liền sinh cơ lập nghiệp. Tam Kỳ - nghĩa đen là ba cái cồn. Từ chỗ định vị con đất bằng cái nhìn từ biển, đến chỗ hình thành danh xưng về địa lý - hành chính. Lại có giả thuyết, Tam Kỳ là chỉ vị trí vùng đất ở giữa bắc - trung - nam kỳ.







Địa danh 'Tam Kỳ' đã tồn tại từ lâu. Tác phẩm "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn viết năm 1775 và một sắc phong của vua Lê ban hành năm 1767 có nhắc đến địa danh ‘Tam Kỳ’ và là một miền sông nước bao gồm một con sông và một ngôi làng ven sông. Năm 1906, vua Thành Thái ban ra một chiếu chỉ chính thức "nâng cấp" Tam Kỳ trở thành phủ lỵ (tức một trung tâm hành chính thời đó).
Về nguồn gốc tên gọi Tam Kỳ, hiệh có hai giả thuyết:
- Trong khoảng các thế kỷ 15 - 17, có nhiều các đoàn thuyền buồm (thương thuyền) đưa dân từ vùng bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…) xuống thuyền vượt biển vào Nam. Từ biển Đông phóng tầm mắt vào đất liền, họ nhìn thấy ba cồn đất nhô lên cao hình tam giác, nay là các núi An Hà, Quảng Phú, Trà Cai, bèn ghé thuyền vào, lại thấy ba dòng sông nay là Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch lượn quanh ba cái cồn đất cát ấy, đất đai màu mỡ, liền sinh cơ lập nghiệp. Tam Kỳ - nghĩa đen là ba cái cồn đất ấy. Giả thuyết này được nhiều nhà địa danh học ủng hộ bởi vì nội dung sự tích này có thấy ghi trong các gia phả để lại ở Hương Trà, Tứ Bàn - những làng xóm "cổ" nhất ở Tam Kỳ và cũng gập trong lời kể của các bô lão ở vùng.
- Lại cũng có giả thuyết cho rằng chữ Tam Kỳ là chỉ vị trí vùng đất ở giữa Bắc - Trung - Nam kỳ (ba kỳ, theo hệ thống danh pháp dành cho Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ thời đó).
(Các) nguồn
http://www.laodong.com.vn/Home/Tam-ky-ph…

Tam Kỳ từ một thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006. Hiện nay Tam Kỳ là đô thị loại 3 và phấn đấu trở thành đô thị loại 2 vào năm 2010.

Mục lục [ẩn]
1 Hành chính
2 Lịch sử [1]
3 Di tích lịch sử và du lịch
3.1 Khu du lịch
4 Hình ảnh
5 Ghi chú
6 Liên kết ngoài


[sửa] Hành chínhThành phố Tam Kỳ có 100.263,56 ha diện tích tự nhiên[cần dẫn nguồn] và 123.662 nhân khẩu (9/2006)[cần dẫn nguồn], gồm 13 đơn vị hành chính là: 9 phường (An Mỹ, An Sơn, Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Phú, Trường Xuân, Tân Thạnh, Hòa Thuận) và 4 xã (Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú, Tam Ngọc).

Địa giới hành chính thành phố Tam Kỳ: phía bắc giáp huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đông giáp biển Đông.

Thành phố gồm có các đường phố chính như:Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Trưng Nữ Vương, Thanh Niên,...

Chủ tịch: Hoàng Xuân Việt

Bí thư: Bùi Quốc Đinh

[sửa] Lịch sử [1]Trước kia, từ vị trí một ngã ba, nay trở thành thành phố với nhiều giao lộ lớn. Hạ tầng phố phường đã xây dựng khá nhiều và quy mô, nhất là khu hành chánh, quảng trường,... Thị xã Tam Kỳ là một đô thị được hình thành từ lâu, có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn có sự phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, huyện Tam Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tam Kỳ. Đến ngày 30/01/1951 thị xã Tam Kỳ được thành lập và được chọn là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, dưới chính quyền Sài Gòn, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và tỉnh Quảng Tín.

Sau giải phóng, ngày 20/11/1976 huyện Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, được lập lại trên cơ sở sát nhập huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ. Đến tháng 12/1983, theo Quyết định số 144 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Tam Kỳ được chia thành 2 đơn vị hành chính là: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Năm 1997 khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được tách thành hai đơn vị hành chính, Tam Kỳ trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.

Đầu năm 2005, thị xã Tam Kỳ được chia tách thành hai đơn vị hành chính là thị xã Tam Kỳ và huyện mới Phú Ninh theo Nghị định số 01/2005/NĐ-CP, ngày 05/01/2005 của Chính phủ.

Ngày 29 tháng 9 năm 2006 theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP, thị xã Tam Kỳ được nâng cấp lên thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh Quảng Nam

No comments:

Post a Comment