Tuesday, March 29, 2011

nghi cung co hon

NGHI THỨC CÚNG CÔ HỒN

Trai chủ tựu vị phần hương niệm hương
Ư kim….. niên …..ngoạt…..nhựt. Tư hữu việt Nam quốc ….tỉnh (tp ) ….huyện (quận) …
Gia cư phụng phật tu hương thiết cúng phúng kinh kỳ siêu(chung..)thất chi trai tuần độ hương linh sự. Chi ngoạt diện bàn soạn trai duyên hiến cúng thí thực cô hồn cầu âm siêu dương thới nghinh tường tập phước sự
(Thượng hương lễ tứ bái )

Dẩu người thập loại biết là đâu,
Hồn phách mơ màng trải mấy thu,
Cồn biển nghinh ngang bầu thế giới,
Những mồ vô chủ thấy mà đau.

Ngàn bộ bộ đế rị già rị da rị đát đa nga đa da (3lần)
TÁN : Kiết tường hội khải, cam lồ môn khai, Cô hồn phật tử giáng lâm lai .Văn pháp phó hương trai, vĩnh xuất luân hồi, u ám nhất thời khai
Nam mô vân lai tập bồ tát (3lần)
(Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh) (3lần)
Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh: Đức quan âm chánh ngự sơn lâm, ngàn du điện tiền, hỏa thân tiêu diện, khẩu túc toàn chơn, đầu đội tam sơn, khẩu hàm nhứt thiết, mắt lồ lộ đôi tròng xanh biết, mặt lam lam một tướng dị kỳ, phóng hỏa hào khắp chốn thiết vi, cầm cờ đỏ quỷ đều
hàng phục, mông sơn hạ vâng lời, lưỡng túc chốn trần tiền, thọ pháp tam tôn, hộ quốc hộ dân, hộ nhơn hộ vật, đưa ngưòi qua lại, giúp kẻ bán buôn, tứ thời triệu thỉnh, ủng hộ nhà trai chủ, qua lại khắp trung tôn tùy đế, hiệp toàn gia quyến, bình an khương thới.
(Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh) (3lần)
Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh:
Lại thỉnh kẻ hoàng vưong đế bá, triều đời xưa, trải quá biết bao, đền đài chín lớp mây cao, non sông muôn dặm chén vào một phen, thuyền chiến phút đổi dời vượng khí, xe loan còn rũ rĩ oan thinh, ôi thôi ! đổ quyên kêu trót tàn canh, máu hờn thường chảy trên cành đào nguyên, trước sau lương bá nhưng là, hồn hương xin chứng tiệc chay sẵn sàng .
Lại thỉnh kẻ lướt sông mặt trận, xuất gươm trường, mình mặc áo binh, cờ điều núp bóng thương sanh, trong choàng mũ bọc, đem mình ra chốn lộ gian, rụt nát kêu la, thịt rơi đầy chổ can qua, ôi thôi ! cát vàng thăm thẳm bóng ma, mồ sương trắng ai nào có biết, xưa nay mấy kẻ trung thần, bữa nay xin chứng cam lồ tiệt chay
(Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh) (3lần)
Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh:
Lại thỉnh kẻ sáu đường pháp giới, những cô hồn mười loại đâu đây, diện nhiên sở thống một tay, nơi kia bế lệ giống này trần sơ, xa nương cây cỏ bóng ma, đuờng tiến ly mỵ hòa vọng lượng giả danh, hồn phơ phách kẻ lênh đênh, thương vong rước khách tâm thành ngẫn ngơ. Bấy nhiêu triệu thỉnh những là, ai ai cũng chứng qua tiệc này ,
Lại thỉnh kẻ cháy thiêu trong lửa, cũng có người tự đốt lấy thân, cô hồn ơi! hởi cô hồn! nay hồn ẩn bóng dưới cây, hay hồn đi theo mây theo gió, hồn dật dờ từ đường xá ngã ba, hồn ơi! ôi trai gái trẻ già, đương ở trên đường trần, hãy lắng nghe triệu thỉnh, nơi biên thiên thiên vạn vạn cấp đẳng cô hồn, mau về đây thủ chấp trai nghi.
Lại thỉnh kẻ vấng vương kêu khóc, chốn dương trần không chổ gởi thân, thỉnh người biệt tử vô nhân, bờ sông gốc chợ như gần như xa, thỉnh người không mẹ không cha, cỏ xanh cậy xiết lá đa nhau cùng, quảy đơm hương khói lạnh lùng, mồ phần ngọn cỏ ai đành bỏ hoang, thương thay cho kẻ cơ hàn, một manh chiếu rách nằm ngay bên đường, trước thời tiếp khánh bốn phương, đến khi chết xuống biết nương nơi nào.
Lại thỉnh người bị hùm báo cọp tha, thi thể ấy còn đâu mà chôn cất, chốn dương trần hồn dật dờ nơi núi rừng, ẩn núp bóng cây, không mồ không mã không thây, không nơi nương tựa giữa đêm ngày khóc than. Hồn ơi! hồn hởi! Hai bên đường, sớm trưa bóng xế chiều sang tội tình.
Lại thỉnh người bị tai nạn giao thông, rũi ro xe cộ va tông chết liền, bể đầu đổ ruột nát xương, máu ra lai láng, hồn phiêu dật dờ. Lại thỉnh người giận vợ ngẫn ngơ, liều mình tự ải trên ngàn dưới sông, thỉnh người oan ức tìm chồng, tình duyên trắc trở đành lòng bỏ con thơ cha mẹ ngỡ ngàn, hồn phiêu phách lạc vong ngoài bụi cây, thỉnh người chết một thành hai, bụng mang dạ chữa ngắn thai trong người.
Thỉnh người chết cả gia đình, bị hầm trú ẩn, bị mìn bị bom, chết rồi thây thể ngỗn ngang, hồn theo khói lửa ngẫn ngơ giữa trời, thỉnh người chết bởi tại trời, bão to lụt lớn nước thời cuốn đi, hồn trông kêu khóc bi ai, theo dòng nước thác cuốn đi lạnh lùng, thỉnh người vì cắp tiền chất chứa, vì binh đao nên khói lửa ngất trời, cửa nhà tan nát tơi bời, tiền không nhà mất ai thời khóc oan, nào kẻ trai hiền gái hiếu, dấn thân ra tranh đấu ngoài chiến trường, giờ đây chốc đã tử thương, không ai cúng bái khói hương cho mình, nay có trai chủ lập đàn tràng bạc độ cho hương linh, trên nhờ Phật tổ chứng minh, dưới trong gia chủ tâm thành hiến dâng, hởi thập loại cô hồn, nghe chư Tăng triệu thỉnh thời về, dù nhiều dù ít chớ chê, lai lâm thọ hưởng lễ nghi đàn tiền, nay trai chủ tâm thành hiến cúng, ít nhang đăng, trà quả trai nghi, cùng là phẩm vật tinh vi, nén hương bát cháo bái quỳ kính dâng. Hởi thập loại cô hồn đẳng chúng, đã đến đây thời dưới trên ngồi đúng, bậc tôn ty áo trượng chớ sai, nương nhờ Phật tổ Như Lai, Quan Âm Địa Tạng hai Ngài độ sanh, nhành dương chi với nước tịnh bình, rưới tan khổ hạnh chơn linh độ trần, Phật Di Đà tiếp dẫn vãng sanh, về nơi cực lạc lạc ban vui vầy, về rồi lại đây cùng chung tu tiến một ngày cầu vãng sanh
Nam mô siêu lạc độ bồ tát
Cô hồn an tự tại bồ tát (3lần)
Sơ hiến trà: lễ nhị bái
Diễn linh văn bồ tát (3lần)
Tái hiến trà: lễ nhị bái.
Từng nghe đạo cả, kinh thuật lời quê cõi giang sơn thủy lục ê hề, nơi hồn phách tử vong ngao ngán, trên đến bực vương hầu khanh tướng, dưới đến người sĩ cổ nông công, nào kẻ tây, kẻ đông, nào kẻ nam, người nữ, hoặc có kẻ buộc mình trong linh ngự, hoặc có kẻ sảy bước chốn xa trường, hoặc sa hầm sa mương, hoặc trúng thang trúng thuốc, đau ngang dây buộc, sản nạn huyết bồn, hoặc mắc bịnh ôn, hoặc sông búa sấm, phép nước giãm trão, trù ẻo vong thân, loài ấy nhiều nhiều ơi đã quá chừng lời ấy, muốn kể kể sao cho xiết, kìa nương dựa mã mồ đã mất biệt, nào từ đường nơi chổ có chi chi bơ vơ trên bãi dưới cây, lầm lạc đầu gành mé biển, khổ nhiều nổi gió mưa xao xuyến, biết mấy thu lạnh nắng đổi thay, chẳng bốn mùa nào kẻ lạc chay, vắng tám tiết không người đơm quẩy, rầu rầu rỉ rỉ cỏi u minh biết mấy xuân thu, mịt mịt mù mù đường xuất ly, mãi trông ngày tháng, hội vô giá nay đã vừa gặp, thoảng nương theo công bí mật (sáng, chiều, tối ) hôm nay, này hà sa phất tử là ai, nọ lại gặp lúc tiêu diêu nơi cõi tịnh. nọ lụy thế oan thân, đã mấy kẻ lại nhờ ơn giải thoát nợ trần, Cô hồn ơi! ngôi liên đài quanh quẩn bên thân, miền Tịnh độ chán chường trước mắt, ngón tay búng chẳng phiền nhọc sức đã chứng vào trong bậc vô sanh, lòng hỏi lòng, lòng vốn hư danh, ấy cảm thấu ngôi Quan Âm Phật tổ
Nam mô Diệm nhiên vương bồ tát (3lần)
Mãnh hỏa diệm diệm chiếu thiết thành,
Thiết thành lý diện nhiệt cô hồn,
Cô hồn nhược yếu sanh tịnh độ,
Thính tụng Hoa Nghiêm bán kệ kinh:
Nhược nhơn dục liểu tri,
Tam thế nhứt thiết Phật,
Ưng quán pháp giới tánh,
Nhứt thiết duy tâm tạo.
PHÁ ÐỊA-NGỤC CHƠN NGÔN:
Án dà ra đế da ta bà ha. (3 lần)
PHỔ TRIỆU THỈNH CHƠN NGÔN:
Nam mô bộ bộ đế rị, dà rị đa rị đát đa nga đa da. (3 lần)
GIẢI OAN KIẾT CHƠN NGÔN:
Án tam đà ra dà đà ta bà ha. (3 lần)
Nam mô Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. (3 lần)
Nam mô thường trụ thập phương Phật,
Nam mô thường trụ thập phương Pháp,
Nam mô thường trụ thập phương Tăng,
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ tát,
Nam mô Minh Vương Cứu khổ Ðịa Tạng Vương Bồ tát,
Nam mô khải giáo A Nan Ðà tôn giả.
(Bảy câu trên đây tụng 3 lần)
Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
Quy y Phật lưỡng túc tôn,
Quy y Pháp ly dục tôn,
Quy y Tăng chúng trung tôn.
Quy y Phật cánh, quy y Pháp cánh, quy y Tăng cánh.
(Ba câu trên đây tụng 3 lần)

(Phật-tử)
Hữu tình sở tạo chư ác nghiệp,
(Cô hồn)
Giai do vô thỉ tham, sân, si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
(Phật tử)
Nhứt thiết Hữu tình giai sám hối.
(Cô hồn)

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
(Bốn câu trên đây tụng 3 lần)

Tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ,
Tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn,
Tự tánh pháp môn thệ nguyện học,
Tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành.
(Bốn câu trên đây tụng 3 lần)

DIỆT ÐỊNH NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Án bát ra mạt lân đà nãnh ta bà ha. (3 lần)
DIỆT NGHIỆP CHƯỚNG CHƠN-NGÔN:
Án a lổ lặc kế ta bà ha. (3 lần)
KHAI YẾT-HẦU CHƠN-NGÔN:
Án bộ bộ đế rị, dà rị đa rị, đát đa nga đa da. (3 lần)
TAM MUỘI DA GIỚI CHƠN-NGÔN:
Án tam muội da tát đỏa phạm. (3 lần)
BIẾN THỰC CHƠN-NGÔN:
Nam-mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế, án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần)
CAM-LỒ THỦY CHƠN-NGÔN:
Nam-mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát thiệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)
NHỨT TỰ THỦY-LUAÂN CHƠN-NGÔN:
Án noan noan noan noan noan. (3 lần)
NHŨ-HÃI CHƠN-NGÔN:
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẩm án noan. (3 lần)
Nam mô Ða bảo Như Lai,
Nam mô Bảo thắng Như Lai,
Nam mô Diệu sắc thân Như Lai,
Nam mô Quảng bát thân Như Lai.
Nam mô Ly bố úy Như Lai,
Nam mô Cam lồ vương Như Lai.
Nam mô A Di Ðà Như Lai.
(Bảy câu trên đây tụng 3 lần)
(Tịnh pháp thực)
Thần chú gia trì Pháp thí thực
(Cam lồ thủy)
(Phật-tử)
Phổ thí hà sa chúng Hữu tình
(Cô hồn)
Nguyện giai bảo mãn xả xan tham,
Tốc thoát u-minh sanh Tịnh-độ,
Quy-y Tam-bảo phát Bồ-đề,
Cứu cánh đắc thành vô thượng đạo,
Công-đức vô-biên
(Phật-tử)
Tận vị lai nhứt thiết Hữu tình đồng pháp-thực.
(Cô hồn)
(Phật-tử)
Nhữ đẳng Hữu tình chúng,
(Cô hồn)
Ngã kim thí nhữ cúng,
Thử thực biến thập-phương.
(Phật-tử)
Nhứt thiết Hữu tình cộng,
(Cô hồn)
Nguyện dĩ thử công-đức,
Phổ cập ư nhứt thiết,
(Phật-tử)
Ngã đẳng dữ Hữu tình
(Cô hồn)
Giai cọng thành Phật-đạo.
THÍ VÔ-GIẢ THỰC CHƠN-NGÔN:
Án mục lực lăng ta bà ha. (3 lần)
PHỔ CÚNG-DƯỜNG CHƠN-NGÔN:
Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)

PHỤC NGUYỆN:
Thương những kẻ trung thần nghĩa sĩ, oan hồn trời đất có thương thay, theo ngọn cờ ngậm huyết đền ơn, bảo vệ tổ quốc giang sơn, bỏ cửa nhà cũng bỏ, thắm thoát xương đeo ngọn cỏ, phách vào dòng sông, xa anh em, cha mẹ cũng xa, bạn với cành dâu, cùng là bạn quê khi khao khác nắng mưa xao xuyến, nóng lửa lò trời đất có thương thay, trời làm màng, đất làm chiếu, khoảng bao trùng đục, tổ kiến xoi hang, chim kêu vượng hú véo vang, sao chẳng thấy ông thầy làm câu kinh bạc độ. Nam mô A di đà Phật.
Sống rúc ngúc trong vòng tạo hóa kẻ thì ham phú quý, người trọng công danh, thoát lỗi lồ giữa chốn chiến tranh, phách phiêu lưu siêu hồn lạc mộ. Nam mô A di đà Phật.
Có người uống thuốc độc, kẻ chết trên không, kẻ bị bom, người bị đạn, kẻ mang thủy nạn, người bị tam tai, có kẻ chết núi, người lại chết, có kẻ chết dưới suối, người chết dưới sông, kẻ chết Tây, chết Đông, chết Nam, chết Bắc. Bóng trăng vằng vặt, gió thổi hiu hiu, phách bóng hồn phiêu, nấm mồ vô chủ. Một ngọn hương, không biết phải nhờ ai, nhờ phép Phật bảo câu kinh bạc độ. Nam mô a di đà phật.
Tiêu diêu chơn thế giới,
Khoái lạc bảo liên trung,
Hiệp chưởng Thế Tôn tiền,
Như Lai chơn thọ ký.
Nhất triêu đăng bỉ ngạn, hiệp chưởng lễ kim dung.
Nam mô siêu lạc độ bồ tát. (3lần)
Chung hiến trà, lễ nhị bái
Vãng sanh quyết định chơn ngôn .
Nguyện sanh tây phương……
Lễ tạ tiển đưa ngũ phương thập loại cô hồn tứ bái
Thích Viên Hải biên soạn

CÚNG LINH
Trai chủ tựu vị giai quỳ phần hương niệm hương, thượng hương, chúng khổ viên
xướng :
Tam giới luân hồi chúng khổ viên,
Đa sanh phụ mẫu lịch thân tiền,
Thượng thừa tam bảo oan thần lực,
Siêu xuất ưu đồ vãng lạc bang.
Tán: bỉ thử chân linh thân triệu thỉnh hương linh văn triệu văn triệu nguyện lai lâm
- Chiên thân triệu thỉnh cung vọng lai lâm trai chủ thành tâm cẩn đương bái thỉnh
(Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh) (3lần)
-Nhất tâm triệu thỉnh, kim ô tợ tiển ngọc thố như thoi, tưởng cốt chục dĩ phân ly đổ anh hùng nhi hà tại sơ nhiệt danh hương sơ thân triệu thỉnh, triệu thỉnh tiên linh ………… nhất vị (thần, chánh) hồn, lai dáo gia đường thính pháp văn kinh, thọ tài hưởng thực,siêu sanh Tịnh độ
- Duy nguyện thừa tam bảo lực trượng bí bật ngôn, thử (dạ, nhựt) kim thời lai thọ vô giá cam lồ pháp thực
(Hương hao thỉnh, hương hoa phụng thỉnh) (3lần)
- Nhứt tâm triệu thỉnh, viễn quang sơn hữu sắc cận thính thủy vô thinh, xuân khứ hoa trường tại, nhơn lai điểu bất kinh, phục vì tiên linh (mổ tính)………nhất vị (chánh, thần) hồn, lai đáo gia đường, thính pháp văn kinh thọ tài hưởng thực siêu sanh tịnh độ
- Duy nguyện thừa tam bảo lực trượng bí mật ngôn thử (nhựt , dạ )…..kim thời lai thọ vô giá cam lồ pháp thực.
(Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh) (3lần)
- Nhất tâm triệu thỉnh, khổ hải thao thao nghiệp tự chiêu, mê nhân bất tỉnh bán phân hào, kim sanh bất bã di đà niệm, uổng tại nhơn gian tẩu thứt tao, tam nhiệt danh hương, tam thân triệu thỉnh triệu thỉnh phụng vì tiên linh (mỗ, tánh)……nhức, vị (chánh, thần) hồn, lai đáo gia đình thính pháp văn kinh thọ tài hưởng thực siêu sanh Tịnh độ
- Duy nguyện thừa Tam bảo lực trượng bí mật ngôn thử(nhựt, dạ)kim thời quang lâm pháp hội.
(Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh) (3lần)
- Sơ thỉnh tiên linh đăng an tọa, tái thỉnh tiên linh đăng an tọa, tam thỉnh tiên linh đồng hưởng thực, thọ thử hương hoa phổ cúng dường, tiên linh tựu tọa thỉnh kinh văn . (Diễn kinh văn bồ tát ma ha tát)
Ân đức sinh thành muôn vạn thuở
Công đức sinh thành triệu nghìn năm
Áo ấm muôn đời công nghĩa mẹ
Cơm no muôn kiếp khó đáp đền
………………còn tiếp…………

Wednesday, February 9, 2011

Tieu Su Hoa Thuong Thien Duyen, TP Tam Ky, Tinh Quang Nam, Viet Nam

    Hòa thượng Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 của cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Hoàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát, cả gia đình đều là những Phật tử thuần thành.

   
Thuở nhở, Ngài được bà nội dẫn đến chùa trong làng lễ Phật tụng kinh vào Rằm, mồng một. Sau đó, với túc duyên nhiều đời nên Ngài gặp Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm - Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định. Ngài thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.
Năm 15 tuổi, cơ duyên thuần tục, lòng cảm mến Phật Pháp dâng cao, Ngài dõng mãnh phát tâm xuất gia và được sự chấp thuận của song thân, năm 1941 Ngài rời gia đình đến đầu sư nơi Hòa thượng Giáo thọ Thích Quảng Đức chùa Tịnh An, mong được suốt đời học tập và hầu hạ để đền đáp công ơn khai thị. Nào ngờ đâu, chỉ mới 5 năm Hòa thượng giáo thọ chích lý Tây quy, cao đăng thượng phẩm. “Sự tử như sự sinh”, Ngài ở lại Tịnh An 4 năm để thù ân báo đáp.
Thời gian thấm thóat trôi qua, lúc này ngài đã 24 tuổi, ngẫm đời vô thường, xót mình giáo pháp chưa thấm, thầy hướng dẫn lại không, do đó Ngài quyết định khăn gói lên đường đến xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cầu thầy làm Hòa thượng hầu được chỉ dạy chỗ đến đi. Được biết, Đại lão Hòa thượng Thượng Giác hạ Tánh, viện chủ tổ đình Hưng Long, trong là một trong những ngọn Hải Đăng của tỉnh thời bấy giờ, Ngài bằng cầu thọ Pháp, xin làm đệ tử và được Đại Lão Hòa thượng Hưng Long đổi pháp danh là Quảng Thành. Sau một năm hầu thầy, học đạo, Ngài được bổn sư cho thọ giới Sadi với pháp hiệu là Thiện Duyên.
Ảnh hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo của Thái Hư Đại Sư, lúc này khí thế học Phật bừng dậy từ Bắc chí Nam, các Phật Học Viện mở ra cùng khắp. Năm 1953 Phật Học Đường Nha Trang thành lập, Ngài được Hòa thượng cho vào học tập tại đây. Năm 1956 Phật Học Đường Báo Quốc - Huế chuyển vào Nha Trang và nhập cùng với Phật Học Đường Nha Trang thành Phật Học Viện Trung Phần đặt tại chùa Hải Đức, do cố Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện và quý Hòa thượng giáo thọ như Thiện Siêu, Huyền Quang, Thiện Minh...chương trình học lúc bấy giờ là chương trình cao đẳng tương đương với chương trình Học Viện Phật giáo Việt Nam bây giờ. Ngài là Tăng sinh khóa này, bạn đồng học của Ngài nay còn lại như Hòa thượng Thích Thiện Bình (Nha Trang), Hòa thượng Thích Đức Chơn, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh (Huế),...
Năm 1957, Ngài được bổn sư cho thọ đại giới và ban cho Pháp hiệu là Quán Ngôn. Đại giới đàn này, do Hòa thượng Giám viện tổ chức và Hòa thượng Thích Giác Nhiên (đệ nhị Tăng thống GHPGVNTN) làm Đường đầu Hòa thượng.
Là một trong những Tăng sinh sáng giá của Phật Học Viện Hải Đức, Ngài được Giáo hội Phật giáo Trung Phần bổ nhiệm làm giảng sư trong giảng sư đoàn miền Trung. Trong thời gian này, Ngài đã đi giảng thuyết giáo lý khắp các tỉnh thuộc Trung phần như Nha Trang, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Phú Yên, Quảng Ngãi và nhất là Quảng Nam. Tại Quảng Nam, Ngài đã không quản gian lao, vượt thác trèo đèo đến tận các vùng trung du hẻo lánh như Hiệp Đức, Hậu Đức, Trà My, Tiên Phước, Nông Sơn, Quế Sơn, Đại Lộc,...cho đến các vùng đồng bằng ven biển như Tam Hải (Núi Thành), Duy Hải (Duy Xuyên), Bình Minh (Thăng Bình),... trong thời gian hoằng pháp tại Quảng Nam (1958-1969) Ngài thường ở tại các trú xứ Pháp Bảo (Hội An), Hòa An (Tam Kỳ),...
Năm 1962, tỉnh Quảng Nam được chia thành 2 đơn vị là tỉnh Quảng Tín và Quảng Nam. Cuối năm 1962, Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Tín được thành lập. Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật giáo Trung phần bổ nhiệm Ngài làm Hội trưởng, trụ sở tạm thời đặt tại Hội quán chùa Hoà An do cố Hoà thượng Thích Từ Ý làm trụ trì.
Năm 1963, pháp nạn bùng nổ, Ngài đã cùng Chư Tăng Ni trong tỉnh chung lưng đấu cật bảo vệ đạo Pháp, đem lại an bình cho Phật giáo địa phương.
Ngày 01/11/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Pháp nạn tạm qua, sự sinh hoạt tu học của Tăng Ni trong tỉnh dần dần đi vào ổn định. Xét thấy Giáo hội tỉnh nhà chưa có một cơ sở Tỉnh hội để làm việc, Ngài đã xin mãnh đất tại thôn Mỹ Thạch, xã Kỳ Hương (nay là phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ) để làm trụ sở Tỉnh hội. Ngôi chùa này Tỉnh hội này, do Ngài chủ trì xây dựng khởi công vào ngày 17/11/1963 do Hoà thượng Thích Đôn Hậu chứng minh lễ đặt đá, đến năm 1965 công tác xây dựng trụ sở Tỉnh Giáo hội tạm hoàn thành, đặt tên là chùa Đạo Nguyên.
Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được Viện Hoá Đạo cử làm chánh đại diện tỉnh Quảng Tín cho đến ngày thống nhất đất nước (1975). Trong thời gian này, ngoài việc chăm lo công tác hành chánh của Giáo hội, Ngài còn chú trọng đến việc giảng dạy Kinh Luật Luận cho Tăng Ni trẻ. Ngài đã cùng với Hoà thượng Thích Chơn Ngộ, cố Hoà thượng Thích Từ Ý tổ chức an cư kiết hạ, các lớp học bồi dưỡng Phật Pháp cho Tăng Ni. Ngài tuy trú tại Tam Kỳ nhưng vẫn là giảng viên căn bản của Phật Học Viện tại Đà Nẵng cũng như Trường cơ bản Phật học Quảng Nam - Đà Nẵng về sau.
Năm 1977, tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Đà Nẵng sát nhập làm một, Chư Tăng Ni 3 tỉnh họp lại thành lập Ban đại diện Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, Ngài giữ chức vụ phó đại diện tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng được tổ chức và Ngài được Đại hội cử làm Phó Thường trực Ban Trị Sự mãi cho đến ngày chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1996), đồng thời là Uỷ viên Hội Đồng Trị Sự GHPGVN. Sau khi chi tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chánh là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Trung ương Giáo hội đã giao nhiệm vụ cho Ngài làm trưởng ban vận động thành lập Tỉnh hội Phật giáo Quảng Nam. Nhờ nhiệt tâm vì đạo Pháp và đức tính khiêm hạ của mình, Ngài đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất thành tựu tốt đẹp. Tại đại hội lần này, Ngài được bầu làm Trưởng Ban Trị Sự, đồng thời là Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung ương GHPGVN. Sau khi thành lập Tỉnh hội, Ngài liền thúc đẩy thành lập Trường cơ bản Phật học Quảng Nam (nay là Cao Trung Phật học Quảng Nam) và tổ chức Đại Giới đàn vào những năm 2000, 2004 để truyền trao giới cho Tăng Ni sinh ngõ hầu giúp họ có cơ hội tiến thủ.
Về phương diện Giới luật, là một Tăng sĩ tinh thông học giới, Ngài luôn lấy Giới làm trọng, với tích cực phát huy vai trò hàng đầu của Giới luật. Vì thế, Ngài thường được các nơi cung thỉnh tham gia công tác truyền giới hoằng luật như: Trong các trú xứ an cư kiết hạ của Chư Tăng địa phương, Ngài thường làm Giáo thọ, làm dẫn thỉnh sư Đại Giới Đàn Vĩnh Gia (Đà Nẵng, 1970), Ban khảo hoạch Đại Giới đàn Thiện Hoà (Sài Gòn, 1980), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới đàn Phước Huệ (Đà Nẵng, 1996), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới Đàn Tịnh Khiết (Huế - 2000), đàn đầu Hoà thượng Đại Giới đàn Minh Giác (Quảng Nam, 2000),Yết Ma A Xà Lê Đại Giới đàn Chánh Nhơn (Bình Định, 2000) và đàn đầu Hoà thượng Đại giới đàn Ân Triêm (Quảng Nam, 2004), Chứng Minh Đại Giới Đàn Trí Thủ (Đà Nẵng, 2008)..
Có thể nói, dù bất cứ lĩnh vực nào, thời kỳ nào Hoà thượng luôn là người hết mình cho công việc. Ngài luôn đặt sự tồn vong của đạo pháp lên hàng đầu, xem Giáo dục Tăng Ni là nền tảng của sự phát triển đạo Pháp, xem Giới luật là giềng mối của sự lớn mạnh Tăng già, Ngài là tấm gương về sự tận tuỵ, khiêm hạ, đạm bạc xứng đáng cho hàng hậu tấn noi theo ./.

ĐỆ TỬ - THÍCH VIEN TANH CẨN BÚT.

Friday, February 4, 2011

Hanh phuc giua cai chet

    Cái chết không phải mất mát lớn trong cuộc đời. Mất mát lớn nhất là cái chết của những mối quan hệ bên cạnh chúng ta trong khi chúng ta hiện đang sống.

    Nhân mùa Phật Đản, Phật lịch 2551 của Đại thừa Phật giáo, cũng như lễ Tam hợp của Đức Thế Tôn theo Nam truyền Phật giáo (Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn), viết theo Anh ngữ: (Commemoration of 2551th Aniversary of Mahaparinirvana of Lord Buddha). Người viết đi giã ngoại, tham quan thánh địa Chamba(campa) tỉnh Punjab, ban Himachal Pradesh, Ấn Độ, tình cờ gặp tờ báo Himachal Pradesh toàn chữ Hindi, ra ngày 25 tháng 5 năm 2007, là thứ tiếng Ấn Độ, nhưng có một câu duy nhất viết bằng Anh ngữ, đăng trên trang đầu tờ báo:

“Death is not the greatest loss in life. The greatest loss is the death of relationships inside us while we are live”.

Nay mùa An cư của chư Tăng, chúng tôi xin gởi đến quí vị Phật tử ý nghĩa câu viết này, người viết lấy tiêu đề “Hạnh phúc giữa cái chết”.

Thưa, câu trên tạm dịch: Cái chết không phải mất mát lớn trong cuộc đời. Mất mát lớn nhất là cái chết của những mối quan hệ bên cạnh chúng ta trong khi chúng ta hiện đang sống.

Xin giải thích thêm:

Chết là gì? Thông thường theo người đời, chết là sự trút hơi thở của một con người để về cảnh giới khác. Nhưng theo Phật giáo, chết là diễn biến tương tục từng sát na không lúc nào ngừng, như chúng ta đang sống, sự tuần hoàn của tế bào máu thay đổi, sanh diệt liên tục. Theo câu trên, chết có ý nghĩa là chúng ta đang sống mất hết mọi quan hệ bên cạnh cuộc sống chung quanh chúng ta thì cũng coi như đã chết. Chết có nhiều tên gọi, đối với bậc trưởng lão Phật giáo gọi là xả báo an tường thâu thần Thị tịch, Viên tịch.Vua chúa gọi là băng hà, đối với người thường gọi là qua đời. quá vãng, vãng sanh…, còn đối với chiến sĩ chết gọi là Tử trận. Người chết nước gọi là Trầm nịch….

Hạnh phúc là như thế nào? Một quyển sách của Ngài LatLaiLatMa người Tây Tạng, lấy tựa đề “Sống hạnh phúc, chết bình an”. Nghĩa là chúng ta sống có tu tập, làm cho thân tâm chúng ta an lạc, gia đình bình an và xã hội an hòa thì chúng ta đã chuẩn bị cái chết trong tương lai không có điều gì sợ hãi và khiếp đảm cả. Có một Phật tử hỏi Thiền sư: “Con quá đau khổ trong cuộc đời vì gặp mọi hoàn cảnh không thể sống nổi. Thưa Thiền sư! Làm thế nào để con có được hạnh phúc?” Thiền sư trả lời: “Ông Tổ chết, Ông nội chết, cha chết, con chết… như vậy là hạnh phúc”. Người Phật tử rất hoảng sợ. Mình đã mang nghiệp duyên gi đây lại chịu nhiều nỗi đau khổ thế, đến vị Thiền sư cho một câu có nhiều chữ “Chết”, khiến con người mình càng thống khổ thêm. Nhưng về sau, Phật tử đó lại “Giác Ngộ” được câu nói của vị Thiền sư, nghĩ ra rằng vị Thiền sư nói đúng. Sống theo thứ lớp, chết cũng theo thứ tự, không bị chết một cách oan ức, oan uổng cuộc đời thì đó là hạnh phúc.

Trong cuộc sống, niềm vui, hạnh phúc cho những ai may mắn đi trọn đường đời, khi xả báo thân an vui tự tại, an lạc trước sự ra đi của người thân, từ giả cuộc đời, về cõi vĩnh hằng để tìm cuộc sống mới. Chúng ta làm thế nào để người thân hiểu được nỗi mất mát lớn trong gia đình khi có người đang mất?. Thật bất hạnh thay! Cho những ai nghiệp cảm chồng chất nhiều đời, tham ái chấp thủ, nhân duyên ràng buộc, khi họ đang sống mang nhiều tật nguyền, bệnh tật khó điều trị, sự sống đè nặng lên trên cái chết (sống cũng như chết). Thế mà họ vẫn yêu cuộc sống của họ và chấp nhận cay đắng cho kiếp người. Hay bất chợt vì thời tiết trái gió trở trời lại bị bệnh trúng phong, trúng độc, thổ tả…qua đời. Có người vì tình duyên trắc trở, gia đình không hạnh phúc, có lúc quyên sinh, trầm mình dưới dòng nước lạnh… để lại mất mát lớn và nỗi oan nghiệt cho người thân, hoặc tai nạn, chiến tranh… bỏ thân ra đi từ giã cuộc đời mình đang sống. Như trong kinh Dược Sư diễn tả 9 cái chết không cứu được là vậy.

Những mất mát trên, chưa gọi là mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự ra đi không tìm lại được, cái lớn nhất trong cuộc đời con người là sự hủy diệt của thân và tâm, thay đổi trong từng sát na, biến đổi từng dây từng phút. Và lớn hơn nữa, trong môi trường sống, mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội là sự gắn bó thân thiết, tạo niềm tin thiết thực trong cuộc sống. Nếu chúng ta không hiểu được ý nghĩa lời nói trên lại là nỗi khó khăn trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta bị màn Vô minh của Tam độc: tham, sân, si chấp thủ, luôn trói chặt mọi hoàn cảnh sống của chúng ta, khiến không đón nhận tình thương yêu của tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỉ và tâm Xả của Phật giáo. Chúng ta cũng hiểu rằng: loài thú cũng biết bảo vệ đồng bọn, lại chống cự với kẻ thù tấn công, hay có những con vật kêu rên xiết, treo mình theo bạn bè đã chết.

Như thế, chúng ta không hiểu hạnh phúc giữa cái chết, phải chăng chúng ta đánh mất hết những mối quan hệ giữa người thân gia đình, tập thể và mọi hoàn cảnh xã hội trong mội trường sống của chúng ta hiện đang sống thì chúng ta sống cũng xem như đã chết.

Mùa An cư kiết hạ của chư Tăng, cũng như mùa Báo Hiếu sắp trở về, người viết gởi đến quí vị Phật tử giá trị của câu nói trên để chúng ta nhận chân được mọi hoàn cảnh sống tác động vào bản thân, gia đình và xã hội làm cho tâm chúng ta thêm vững mạnh, trí tuệ khai mở đón nhận vòng tay yêu thương rộng mở của tình yêu thương cuộc đời trong mọi hoàn cảnh sống chúng ta. Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ khắp pháp giới chúng sanh thân tâm thường lạc, hưởng một mùa Vu Lan tràn đầy niềm HIẾU HẠNH.

Mùa An cư kiết Hạ, Phật lich: 2551, dương lịch 2007. Viết tại Đạo tràng An cư kiết Hạ của chư Tăng sinh viên Việt Nam, Chùa Đài Loan, Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Kính bút

TK Thích Viên Tánh