Tuesday, March 27, 2012

LE PHAT DAN


Lễ Phật Ðản là ngày vui của Phật tử trên toàn thế giới. Chúng ta đón mừng ngày Phật Ðản để tưởng niệm đến Ðấng Cha Lành. Với lòng từ bi vô hạn, Ngài đã hành đạo nhiều vô số kiếp hầu tìm ra con đường giải thoát cho Ngài và chúng sanh. Từ khi Ðức Phật ra đời, loài người và chư thiên được hưởng rất nhiều phước báu trong thế gian lẫn xuất thế gian. Giáo Pháp của Ngài là món linh dược mà bất cứ ai thực hành theo đều đạt được hạnh phúc và đi đến nơi giải thoát bình yên. Hôm nay, nhân ngày Lễ Phật Ðản, chúng ta ôn lại vài điểm chính trong đời sống của Ngài.


Khởi thủy

Một vị bồ tát từ ngàn xưa với tâm từ bi muốn cứu độ chúng sanh thoát khỏi chốn đau khổ mê lầm, đã dày công thực hành mười pháp ba-la-mật trong vô lượng kiếp. Ngài nguyện chứng đắc đạo quả Chánh Ðẳng Chánh Giác để đem lại con đường giải thoát cho chúng sanh.

Giáng sanh

Thấy duyên chứng ngộ đạo quả Bồ-đề đã đầy đủ, Ðức Bồ-tát giáng sanh xuống cõi Ấn Ðộ, vào bào thai của Hoàng Hậu Maya, vợ Vua Tịnh Phạn thuộc dòng Thích Ca. Lúc bấy giờ, Ấn Ðộ là một nước rất văn minh, có Tịnh Phạn Vương là bậc hiền nhân và Hoàng Hậu Maya là người tài sắc, đức hạnh vẹn toàn.

Ðản sanh

Gần mười tháng sau, một buổi sáng khi Hoàng Hậu đang cùng người hầu trên đường về quê mẹ để chuẩn bị cho kỳ sinh nở, nàng vào nghĩ chân ở vườn Lâm Tỳ Ni. Cảnh vườn tuyệt đẹp. Cây cao, bóng mát, chim xanh ríu rít, hoa nở khắp nơi. Khi nàng đến vịn vào cây sala, Ðức Bồ-tát liền nhẹ nhàng đản sanh. Ngài vững vàng bước đi bảy bước, tuyên bố:

"Trên thiên giới, dưới người trần thế,
Chỉ có ta cao quí phi thường.
Thân này kiếp chót Pháp Vương,
Không còn trở lại con đường tử sanh."

Ðất trời hoà nhạc, muôn hoa đón chào. Ánh quang minh tỏa rực khắp nơi nơi, mọi chúng sanh nghe lòng hoan lạc. Quả đất động lòng rung chuyển. Chư thiên rãi hoa kính mừng. Ðức Bồ-tát đã đản sanh! Ấy nhằm ngày rằm tháng tư, âm lịch, cách đây 2543 năm.

Ba mươi hai tướng tốt và tám mươi tướng phụ trên thân Ngài chứng tỏ Ngài là bậc Ðại Nhân sau này sẽ chứng đắc Phật quả chẳng sai. Cõi nhân thiên đang sắp hưởng hạnh phúc tuyệt vời. Không bao lâu Ngài sẽ đắc đạo quả Vô Thượng Cháng Ðẳng Cháng Giác và truyền bá con đường hạnh phúc Ngài tìm thấy được cho chúng sanh. Ðó là con đường giải thoát đưa chúng sanh ra khỏi chốn khổ não mê lầm.

Trưởng thành

Lớn lên, Ngài là một vị Hoàng Tử đẹp trai, văn võ toàn tài, thông minh xuất chúng. Vua cha cưng chìu hết mực. Ngài cho xây ba tòa cung điện thật đẹp để Hoàng Tử ở theo ba mùa nóng, lạnh và mưa. Lại còn thêm ba hồ sen xanh, đỏ, trắng tỏa ngát sắc hương. Vườn hoa xinh đẹp luôn được chăm sóc cẩn thận với muôn ngàn hoa thơm cỏ lạ. Trầm hương Ngài dùng đều được chọn lựa cẩn thận. Y phục Ngài mặc đều là lụa thượng hảo xứ Kasi. Ðội vũ nhạc xinh đẹp luôn luôn đem niềm vui cho Hoàng Tử. Bao vây Ngài toàn là những thứ thích ý vừa lòng. Tất cả những gì xấu xa, khổ đau, già úa đều bị cấm diễn ra trước mắt Ngài. Nhưng Ngài không say đắm trong những xa hoa này. Trong tâm Ngài, lòng từ bi lúc nào cũng ngút ngàn và trí tuệ luôn sáng tỏ.

Xuất gia

Nhân duyên đưa đến. Một hôm khi cùng người hầu ngự xe ngựa đi dạo phố, tình cờ Ngài gặp cảnh già, bệnh, chết. Nhận thức rằng cuộc đời này thật không bền vững, nó bị sự chi phối của vô thường và khổ não mà sự vinh hoa chẳng qua chỉ là một chút hạnh phúc ảo huyền, nên từ đó Ngài hằng suy tư tìm cách thoát khổ. Rồi Ngài gặp một vị sa môn trong chiếc y vàng đang an tịnh tỉnh lặng đi ngoài đường. Ðến gần đón hỏi, vị sa môn bảo rằng:

"Cuộc đời thống khổ ưu phiền,
Nên tu để thoát con đường tử sanh."

Nghe chữ xuất gia tầm đạo giải thoát, tâm Hoàng Tử bừng sáng liền nhận định rõ con đường. Một đường theo ái dục đi về tử sanh bệnh lão. Một đường xả ly đi về giải thoát bình an. Lòng Ngài hớn hở. Chí Ngài đã quyết xuất gia.

Cùng lúc ấy, Ngài được tin vợ Ngài, Công Chúa Gia-Du-Ðà-La, đã hạ sanh được một Hoàng Nam. Một người cha bình thường khi nghe tin đứa con đầu lòng ra đời thì vui mừng khấp khởi. Nhưng Ðức Bồ-tát thì ngược lại. Ngài than rằng: "Dây trói buộc đã sanh ra!" Vì vậy, Ngài đặt tên con mình là Rahula, có nghĩa là "Dây Trói Buộc".

Chí xuất gia vẫn không giảm sụt trong tâm ý Ngài. Vào lúc nữa đêm, Ngài yên lặng đến nhìn vợ con lần cuối trước khi giã từ. Lòng từ của Ngài đối với họ thật nhiều. Nhưng tâm từ bi của Ngài đối với chúng sanh đau khổ còn nhiều hơn. Ngài muốn cho mọi người thật nhiều hạnh phúc. Và điều hạnh phúc ấy là hạnh phúc thoát khỏi vòng sanh tử, chấm dứt mọi khổ đau.

Hoàng cung đêm nay thật yên tĩnh. Mọi người đang ngủ say. Ðêm khuya trong vắt như pha lê. Trên trời lấp lánh muôn ngàn vì sao dẫn lối. Với ngọn đuốc thiêng rực sáng trong tim mình, Ngài thắng ngựa thẳng tiến vào màn đêm.

Tầm đạo

Ðức Bồ-tát xuất gia vào lúc hai mươi chín tuổi. Trên đường tầm đạo, đầu tiên Ngài đến học nơi đạo sĩ A-La-Ra. Với kỹ thuật hành thiền của đạo sĩ, không bao lâu Ngài đắc sở học tối cao của vị này, đó là chứng thiền vô sở hữu xứ. Ðây là cõi thiền vô sắc, rất hạnh phúc bình an. Nhưng Ngài biết rằng sự chứng đạt này vẫn còn nằm trong vòng sanh tử. Không thỏa mãn, Ngài đi tìm đường lối tu luyện cao siêu hơn.

Gặp đạo sĩ U-Ða-Ka, trong vài ngày hành thiền, Ngài cũng đạt sở học tối hậu của vị này, đó là chứng thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng. Ðây là mức chứng đạt cao nhất mà các đạo sĩ thời ấy có thể đạt được.

Xét lại tâm mình, Ngài thấy ô nhiễm não phiền vẫn chưa dứt bỏ. Ngài biết rằng mức độ chứng đạt này cũng vẫn còn nằm trong phạm vi sanh tử của thế gian. Ngài từ giã thầy U-Ða-Ka, quyết chí tự mình tìm đường đạo.

Gặp năm vị đạo sĩ đang chuyên cần tu theo phương pháp khổ hạnh, Ngài cũng thực hành theo. Sáu năm tinh tấn hành khổ hạnh, Ngài chịu nóng, chịu lạnh, thực hành nhiều cách khổ đau. Ăn uống quá ít oi, một hôm Ngài đuối sức té ngã gần như chết. Tỉnh lại, nhận thức rằng con đường khổ hạnh hành xác không phải là con đường giải thoát, Ngài tắm rửa rồi dùng thực phẩm trở lại. Từ đó Ngài chọn lối tu bằng con đường Trung Ðạo, là con đường không theo ái dục, cũng chẳng ngã về khổ hạnh hành hạ xác thân.

Thành đạo

Một hôm, khi đang ngồi tham thiền dưới gốc đại thọ, Ngài được nàng Sujata để cơm sữa đề hồ trong bát vàng dâng cúng. Dùng cơm xong, Ngài thả bát vàng xuống sông phát nguyện: "Nếu như ta chứng được đạo quả bồ-đề thì bát vàng hãy trôi ngược dòng sông!" Thật nhiệm mầu! Cái bát như có linh tính liền ngược dòng trôi trở lên.

Phấn khởi, Ðức Bồ-tát chọn ngồi tham thiền dưới một cội cây tỏa bóng râm rộng lớn. Ngài nguyện: "Cho dù thịt có khô và máu có cạn, nếu không giác ngộ ta quyết không rời nơi đây!".

Với lời nguyện vững chắc, Ngài tĩnh tọa tham thiền dưới cây đại thọ. Không bao lâu tâm Ngài đi vào các tầng thiền định mà lúc trước Ngài đã thành công. Trong đêm khuya yên lặng, với tâm định tỉnh, thanh tịnh, nhẹ nhàng, Ngài dùng chánh niệm quán chiếu sự sanh diệt trong nhiều kiếp trước. Ngài thấy một kiếp, hai kiếp, rồi mười kiếp, hai mươi kiếp, rồi hai ngàn kiếp, hai trăm ngàn kiếp. Ngài thấy vô số kiếp. Ngài thấy sự sanh diệt của thế giới, hết thế giới này đến thế giới khác, các thế giới nối tiếp nhau sanh diệt không cùng. Ðây là Túc Mạng Minh mà Ngài chứng được trong canh đầu.

Những gì không biết về quá khứ đã được tận diệt. Minh tuệ phát triển, Ngài hướng chánh niệm quán sát sự sanh diệt của chúng sanh. Với tuệ nhãn thanh tịnh, Ngài thấy chúng sanh chết chổ này tái sanh chổ kia. Ngài thấy chúng sanh trong các nẻo tử sanh thọ khổ thọ lạc tùy theo nghiệp báo. Người giàu sang quí phái, kẻ hạ tiện bần cùng, mỗi mỗi đều thọ nhận quả báo do nhân lành hoặc dữ mà họ đã tạo. Nghiệp tốt hay xấu đi theo họ như bóng theo hình. Những ai sống theo đường lối tà vạy, cướp của, giết hại chúng sanh, tà dâm vọng ngữ, uống rượu mê say phải bị đọa sanh vào ác đạo. Những ai có chánh kiến, biết hướng thượng, có bố thí, trì giới, tham thiền thì được tái sanh làm người giàu sang hay thành chư thiên hưởng hạnh phúc dài lâu. Ðây là Thiên Nhãn Minh mà Ngài đắc được vào canh hai.

Những gì không biết về tương lai đã được xóa tan. Trí tuệ Ngài càng sáng tỏ. Ngài hướng chánh niệm nhìn vào sự tận diệt của ô nhiễm trong tâm. Ngài thấy rõ rằng: "Ðây là khổ, đây là nguyên nhân sanh khổ, đây là sự chấm dứt đau khổ, và đây là con đường dẫn đến nơi tận diệt mọi khổ đau". Trí tuệ này là Lậu Tận Minh, biết rằng đã hoàn toàn diệt sạch ô nhiễm trong tâm. Ðạo quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác đã viên thành.

Lang thang bao kiếp luân hồi,
Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này!
Ôi! Ðời sống thật buồn thay!
Bèo mây bến cũ vần xoay lối về.

Hỡi này anh thợ nhà kia!
Rui, mè, kèo, cột gãy lìa nát tan.
Bao tham ái thảy tiêu tan
Tâm ta thắng đạt Niết-bàn thảnh thơi.

(Pháp Cú câu 153-154 - Tâm Cao phổ thơ)

Sao mai vừa mọc. Ngày này cũng là ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, đồng với ngày Ðức Bồ-tát đản sanh. Lúc này Ngài vừa tròn ba mươi lăm tuổi. Vầng dương quang hoan hỉ đón mừng vị Pháp Vương vừa thành đạo. Ðức Phật đã chứng đạt đạo quả Vô Thượng Bồ-đề. Tự thân Ngài hào quang sáu màu tỏa ra ngời sáng. Ngài sẽ đem lại con đường mà Ngài tìm ra cho chúng sanh.

Từ nay chúng sanh sẽ có duyên đi đến nơi dứt khổ như Ngài. Thật là hạnh phúc! Ðất trời trổi nhạc, muôn hoan đón mừng. Chư thiên từ muôn ngàn thế giới hội về rãi hoa đảnh lễ Ðức Phật. Họ hoan hô chúc mừng sự thành công của Ngài. Thành kính, chư thiên đảnh lễ Ngài: Namo tassa Bhagavato Arahato Samma-sambuddhassa. (Nghĩa: Con thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Ngài là bậc cao thượng đã tận diệt ô nhiễm. Ngài đã tự tìm ra con đường giải thoát và đã được giác ngộ hoàn toàn).

Truyền đạo

Từ đó về sau, Ðức Phật không ngừng truyền bá giáo pháp của Ngài cho chúng sanh. Từ các hàng vua chúa thượng lưu đến những kẻ bần cùng trong ngõ hẹp, từ những dạ-xoa hung ác đến các vị chúa trời nhiều dục lạc và tà kiến phạm thiên, tùy theo căn duyên của chúng sanh mà Ngài hướng dẫn Con Ðường. Trong bốn mươi lăm năm hoằng pháp, Ngài đem lại hạnh phúc thoát khổ cho vô số chúng sanh. Ngài dạy chúng ta lý Tứ Diệu Ðế:

"Ðây là khổ
Ðây là nguyên nhân sanh khổ,
Ðây là sự dứt khổ,
Và đây là con đường đi đến nơi chấm dứt khổ đau."

Nhập Niết-bàn

Bốn mươi lăm năm sau, khi Ðức Phật được tám mươi tuổi, Ngài nhập Niết-bàn trước sự chứng kiến của rất nhiều Thánh Nhân đệ tử của Ngài, loài người lẫn chư thiên. Ngày ấy cũng là ngày rằm tháng tư âm lịch, cùng ngày Ðức Phật đản sanh và ngày Ngài chứng quả Bồ-đề.

Trước khi Ðức Phật nhập Niết-bàn, Ngài dạy: "Này Ananda, hãy lấy chính con làm hải đảo của con. Chính con làm nơi nương tựa cho con. Không nên ỷ lại nơi ai khác để làm chổ nương tựa. Hãy bám sát giáo pháp như một hải đảo. Bất luận ai, này Ananda, dầu trong hiện tại hay sau khi Như Lai đã viên tịch, lấy chính mình làm hải đảo cho mình, không nương tựa nơi nào ở ngoại cảnh, chính những người ấy trong nhóm môn đệ của Như Lai, này Ananda, sẽ đạt đến mức cao tuyệt đỉnh. Nhưng những người ấy phải tận lực gia công để tiến hóa".

Cuối cùng, trước khi giã từ, Ngài dạy: "Này các đệ tử, đây là điều ta dạy các con: Các pháp hữu vi thật không bền vững. Hãy chuyên cần tinh tấn hành đạo, chớ có dễ duôi".

Chúng ta cần phải làm gì?

Ðể tưởng niệm đến công ơn của Ðức Thế Tôn, chúng ta đón mừng ngày Ðức Phật đản sanh (cũng là ngày Ðức Phật thành đạo và nhập Niết-bàn). Ðây là ngày quan trọng nhất cho các hàng phật tử trên toàn thế giới. Chúng ta cúng dường hương hoa đến Ðức Thế Tôn, nguyện rằng mỗi mỗi chúng ta đều cố gắng thực hành theo lời dạy của Ðức Phật. Người Phật tử tại gia thì siêng năng thực hành bố thí, trì giới, tham thiền. Tu sĩ thì chuyên cần giữ giới, tham thiền, hướng tâm đến trí tuệ giải thoát.

Ðiều quan trọng thực tế là chúng ta cần có chánh kiến, tin tưởng và biết rõ nghiệp quả, làm phước hưởng phước, làm ác chịu khổ. Tà kiến cần được loại bỏ. Trong bốn mươi lăm năm Ðức Phật dạy đạo, Ngài luôn khuyên chúng ta nên tự mình tinh tấn tu hành để đi đến nơi thoát khổ.

Bát-Chánh Ðạo, con đường thoát khổ Ngài dạy đã rõ ràng. Vậy, chúng ta cần phải đi theo hướng chỉ của Ngài để đem lại hạnh phúc cho mình và người. Khi thật sự có thực hành Phật Pháp thì không những chúng ta đạt được nhiều hạnh phúc mà còn làm cho Giáo Pháp của Ðức Phật được truyền bá dài lâu. Có làm vậy thì chúng ta mới xứng danh là người con của Ðức Phật.

Pháp Bảo của Ðức Phật vẫn mãi còn với chúng ta. Mỗi khi thực hành Pháp Bảo, có chánh niệm đưa tâm về với sự bình yên trong sạch là chúng ta sống với tỉnh thức, với giải thoát, với Phật Ðà.

Cuối cùng, chúng ta đồng cầu nguyện cho mình và tất cả đều đạt được đạo quả giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Sadhu! Sadhu! Lành thay!

Tỳ kheo Na Tiên
Thiền thất Quán Minh
Falls Church, Virginia, USA
tháng 5-1999
Lễ Hội Đản Sanh
25/05/2010 08:22:00Thích Thông Huệ
Đã đọc: 3424 Cỡ chữ:

Cứ đến mùa sen nở, báo hiệu một mùa Phật Đản nữa lại về trong hàng triệu trái tim của những người con Phật trên khắp năm châu bốn bể. Ngày Phật Đản đã ăn sâu trong lòng của tất cả mọi người phật tử, nghiễm nhiên trở thành một mùa lễ hội Đản sanh truyền thống trọng đại của Phật giáo. Nhiều hoạt động chào mừng sự kiện Đức Từ Phụ đản sanh được diễn ra: thiết lập lễ đài, vườn Lâm Tỳ Ni, diễu hành xe hoa, tổ chức các buổi thuyết giảng, tọa đàm về ý nghĩa Phật Đản, triển lãm văn hóa nghệ thuật Phật giáo, kết hợp với các hoạt động từ thiện xã hội, ủy lạo cứu tế đồng bào nghèo, thăm viếng trại dưỡng lão, trẻ em khuyết tật, đặt vòng hoa tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ..., nhằm mang thông điệp từ bi cứu khổ của Đạo Phật vào đời. Tất cả những việc làm đó tạo nên một không khí hân hoan, tưng bừng của mùa lễ hội đản sanh - ngày Tết của Phật giáo - cả về nội dung lẫn hình thức. Mỗi mùa Phật Đản đến cũng là dịp cho chúng ta ôn lại những nét đẹp, nhân cách siêu phàm của Đức Phật để học tập theo trí tuệ và hạnh đức từ bi của Đấng Cha Lành.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích đáp ứng nguyện vọng giải thoát khổ đau của nhân loại. Từ địa vị Thái tử cao quý của xứ Ấn Độ thời bấy giờ, cung vàng điện ngọc, cung phi mỹ nữ, lạc thú trần gian, tất cả Ngài không thiếu. Nhưng Ngài quan niệm đó không phải là hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Hạnh phúc chân chính là giải thoát khỏi khổ đau sinh tử của kiếp người. Phát nguồn từ nhận định đó, Ngài đã giã từ lạc thú và ra đi tìm đạo, để hôm nay nhân loại có một kho tàng giáo lý vô tận trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát. Hơn 2500 năm lịch sử đã đi qua, nhưng hình ảnh tuyệt vời của Đức Thế Tôn vẫn chói sáng trong tâm hồn chúng sinh nhân loại. Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian, hướng đến đời sống chân thiện mỹ.

Kinh Pháp Cú 182 có ghi:

“Khó thay được làm người

Khó thay được sống còn

Khó thay nghe diệu pháp

Khó thay Phật ra đời”.

Đây là bốn điều khó, rất hy hữu mà Đức Phật đã dạy. Trong Kinh có nói: “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”. Chúng ta hôm nay được sinh ra làm thân người là một điều hạnh phúc hiếm có. Trong lục đạo, loài người vừa có vui vừa có khổ, không u mê ám chướng như các loài súc sanh, biết suy tiến đời sống đạo đức tinh thần, có trí tuệ hiểu biết, nhận ra con đường tu tập chân chính để chuyển hóa bản thân, thăng hoa trong đời sống tâm linh. Được làm người đã khó, được sống còn lại khó hơn. Có người mới sanh ra được một thời gian ngắn rồi chết, chưa nghe được diệu pháp. Chúng ta được diễm phúc làm người khỏe mạnh lành lặn, lại nghe hiểu giáo lý vi diệu của Đức Phật, phải biết rằng, mình đã gieo trồng căn lành từ nhiều kiếp quá khứ, giờ đây mới được gần gũi ngôi Tam Bảo tu hành, có điều kiện tiến bộ trong đời sống đạo đức. Đức Phật từng dạy:

“Người sống một trăm năm,

Không nghe hiểu Phật Pháp,

Không bằng sống một ngày,

Nghe hiểu được Phật Pháp”.

(PC. 113)

Chúng ta đang sống trong đêm trường vô minh tăm tối. Giáo pháp của Đức Phật như ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đi không bị lầm lạc vào các nẻo tà. Một khi đã học hiểu Phật Pháp, chúng ta phải quý tiếc quỹ thời gian công phu tu tập, tự áp dụng để tịnh hóa thân tâm.

Điều hy hữu nhất trong tất cả những điều hy hữu là: khó thay Phật ra đời. Đây là sự kiện trọng đại, vị tằng hữu (chưa từng có), nghìn năm chưa một thuở trong lịch sử nhân loại. Trong một thế giới, không bao giờ có hai vị Phật đồng thời xuất hiện. Kinh Nikaya có ghi: “Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một cách vi diệu. Người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán Chánh Đẳng Giác”. Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại, ban cho chúng sanh một phương thuốc mầu nhiệm điều trị tâm bệnh, nỗi khổ trầm luân sinh tử.

“Khó gặp được Như Lai,

Không phải đâu cũng có.

Chỗ nào Phật đản sanh,

Nơi đó tất an lạc”.

(PC. 193)

Chúng ta đang sống trong thời mạt pháp, không còn gặp được Đức Phật hiện hữu. Tuy thân ba mươi hai tướng tốt đã hoại diệt nhưng pháp thân của Ngài vẫn không mất. Khi nào ngôi Tam Bảo còn cửu trụ nơi thế gian thì Đức Phật vẫn còn hiện hữu. Một khi chúng ta nghe hiểu Phật Pháp có sự tỉnh giác, tức là Phật đang ở trong ta. Một niệm tỉnh giác khởi lên, liền đó Phật đản sanh; một niệm vô minh tăm tối dấy khởi thì Phật nhập diệt. Nhân ý nghĩa sự kiện đản sanh của Ngài mà nhắc ta luôn nhớ bản tâm Phật tánh hằng hữu trong mỗi chúng sinh. Kinh Kim Cang, Phật dạy:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã,

Dĩ âm thinh cầu ngã,

Thị nhơn hành tà đạo,

Bất năng kiến Như Lai”.

Tạm dịch:

“Nếu dùng sắc thấy ta,

Dùng âm thanh cầu ta,

Kẻ ấy hành đạo tà,

Không thể thấy Như Lai”.

Như Lai không phải thân ba mươi hai tướng tốt, cũng chẳng phải âm vang thuyết pháp từ kim khẩu Đức Phật nói ra, mà là Như Lai pháp thân tự tánh hằng hữu trong mỗi chúng ta. Tất cả chúng sanh đều có pháp thân thanh tịnh bất sanh bất diệt, do vô minh che lấp mà chẳng thể nhận ra. Người nào chạy theo âm thanh, sắc tướng bên ngoài mà cầu thì không thể thấy được pháp thân thường trụ của Như Lai.

Nói về Đức Phật lịch sử, Ngài là con người có một không hai trong lịch sử nhân loại. Cuộc đời ngài được kết tinh bởi những chất liệu của chân - thiện - mỹ từ dung nghi cho đến nhân cách vĩ đại. Theo truyền thuyết, khi Đức Phật đản sanh từ hông phải của Hoàng hậu Mada, chân đi bảy bước có bảy hoa sen nâng gót, hào quang chiếu sáng khắp tam thiên đại thiên thế giới, chư Thiên trỗi nhạc trời chúc tụng, rải hoa thơm cúng dường..., tạo nên một huyền thoại đản sanh, nâng Đức Phật lên mức cao quý tột cùng, thiết nghĩ cũng chưa đủ để xưng tán hết công hạnh của Ngài trong suốt tám mươi năm hiện hữu trên thế gian. Một người sanh ra, nếu không làm được lợi ích gì cho ai, hoặc không có cống hiến lớn gì cho nhân loại thì chẳng ai thêu dệt hoặc ca ngợi gì về lịch sử của họ. Ở Trung Quốc, nếu có bậc Minh quân ra đời, người ta nói rằng nước sông Hoàng Hà trở nên trong vắt. Hoặc có Thánh nhân xuất hiện, trong nhà sẽ tỏa mùi hương và hào quang chiếu sáng một vùng. Những truyền thuyết đó nhằm tô đậm thêm nhân cách cao quý của những bậc có công với quốc gia dân tộc, hoặc có những cống hiến lớn cho nhân loại, cũng không có gì là quá đáng. Các bậc vĩ nhân còn thế, huống nữa Đức Phật là một vị Bồ tát nhất sanh bổ xứ, xuất hiện nơi đời để mang lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người, là một nhân cách vĩ đại, tự tại vô nhiễm giữa dòng đời, một bậc Đạo Sư dẫn đường cho chúng sanh lìa bờ mê qua bến giác.

Tuy sống trong nhung lụa êm ấm, ở ngôi vị Thái tử sắp kế nghiệp vua cha, nhưng Ngài từ bỏ tất cả ngai vàng quyền uy, vợ đẹp con xinh, xuất gia tìm đường giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, mở ra con đường chân lí giúp chúng sanh thoát khổ. Tự mình dấn thân vào con đường tìm đạo, vượt bao gian nan khó nhọc, lìa bỏ hai cực đoan hưởng thụ ngũ dục, đam mê dục lạc làm chậm trễ tiến bộ đời sống tâm linh và khổ hạnh ép xác làm tinh thần u ám, không có lợi cho sự tu tập. Ngài đi theo con đường trung đạo, tự nỗ lực thiền định, đến đêm thứ bốn mươi chín, khi sao mai vừa mọc, hoát nhiên đại ngộ, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Từ đó, Ngài bắt đầu chuyển pháp luân ròng rã suốt bốn mươi chín năm hoằng hóa lợi sinh, cho đến tám mươi tuổi, thị hiện niết bàn dưới hai cội Sala trong tư thế kiết tường. Như vậy, từ lúc thị hiện đản sanh cho đến khi niết bàn thị tịch, cả cuộc đời Đức Phật đều rất đẹp, rất vi diệu, xứng đáng là bậc “Thiên nhơn chi Đạo Sư, tứ sanh chi Từ Phụ”, là tấm gương sáng ngời cho chúng ta noi theo.

Tại Ấn Độ, thái tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ địa vị Đông cung xuất gia tu hành thành Phật, ở Việt Nam cũng có một vị vua là Trần Nhân Tông, sau hai lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông xâm lược, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước Đại Việt, Ngài đã từ bỏ ngai vàng, xem như đôi dép rách, một mình chống gậy trúc lên núi Yên Tử tu hành ngộ đạo, khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, mang đậm bản sắc Phật giáo của người dân Việt. Đây là điều đáng cho chúng ta tự hào với Phật giáo các nước bạn trên thế giới. Chư Phật, chư Tổ đối với giàu sang, quyền uy tột bực còn chối bỏ, quý cầu sự giải thoát tối thượng thì chúng ta há lại đam mê chấp trước sao? Đạo Phật mang một giá trị siêu xuất, vượt ngoài những thú vui thường tình nhưng không tách rời cuộc sống thế tục, mà “hòa quang đồng trần”, làm lợi ích cho quần sanh. Năm 2010, Việt Nam chúng ta kỷ niệm sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đánh dấu một sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam. Đây là dịp thể hiện các hoạt động mang bản sắc văn hóa Phật giáo truyền thống của dân tộc, là cơ hội xác định sự hòa nhập giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Đây cũng là đại lễ uống nước nhớ nguồn, ôn lại những truyền thống văn hóa của đất nước ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến. Qua đó, cũng khẳng định sự đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Giáo lý mà Đức Phật đã tuyên thuyết là một nền giáo lý đầy minh triết và nhân bản. Các tôn giáo khác đặt Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Đấng Giáo Chủ là tối cao nhất, có quyền ban phước giáng họa cho bất kì ai. Còn Đạo Phật lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, tự quyết định cho số phận của mình theo sự vận hành của luật nhân quả nghiệp báo, hoàn toàn tự mình gieo nhân để thọ quả vui hoặc khổ, không phó thác số mệnh do trời định. Cũng không vị giáo chủ nào cao thượng đến mức nâng tín đồ lên ngang hàng với mình: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, hoặc “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đức Phật không tự thiết lập cho Ngài một quyền lực gì, và Đạo Phật cũng không có giáo quyền, binh quyền nên chưa từng có một cuộc Thánh chiến nào mang danh Đức Phật để tiến hành những cuộc chiến đẫm máu trong lịch sử nhân loại. Nếu gặp thời pháp nạn, chỉ áp dụng theo tinh thần bất bạo động, không khuyến khích tín đồ đứng lên cầm vũ khí đấu tranh. Chính vì thế, Phật giáo được Liên Hiệp Quốc công nhận là tôn giáo văn hóa thế giới, vì mục đích mang lại hòa bình cho toàn cầu, và ngày Phật Đản cũng được xem là ngày lễ hội văn hóa thế giới, đó cũng là điều xứng đáng.

Kinh Pháp Cú 387 ghi:

“Mặt trời sáng ban ngày,

Mặt trăng sáng ban đêm,

Khí giới sáng Sát lợi,

Thiền định sáng Phạm chí,

Còn hào quang Đức Phật,

Chói sáng cả ngày đêm”.

Ban ngày chúng ta sống nhờ ánh sáng mặt trời. Theo khoa học, mặt trời chỉ chiếu sáng nửa vòng trái đất gọi là ban ngày, nửa vòng trái đất kia mặt trời không chiếu tới được, gọi là ban đêm. Sự chiếu sáng của mặt trời, mặt trăng còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Dòng vua chúa uy quyền thể hiện nơi binh quyền khí giới, có quyền sinh sát trong tay, nên khí giới làm sáng dòng Sát-đế-lợi. Các vị Phạm chí nhờ thiền định mà tâm được an, tăng trưởng đạo hạnh, được kính trọng nhờ năng lực công phu thiền tập. Chỉ có hào quang của Đức Phật chiếu sáng xuyên suốt cả không gian và thời gian. Cái thấy của Ngài bằng trí tuệ bát nhã soi sáng cùng khắp pháp giới, không có hạn chừng. Toàn thể vũ trụ vạn hữu đều nằm trong ánh sáng giác ngộ của Phật. Ngài là đấng tối tôn tối thắng nhất, với trí tuệ siêu việt và hạnh đức từ bi cao thượng, dù có xưng dương đến đâu cũng không thể tán thán hết được. Chúng ta là đệ tử của Ngài, phải cố gắng nỗ lực tiến tu, để không cô phụ lòng từ Đức Phật đã chỉ dạy.

Nhân ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ, chúng ta kỷ niệm sự xuất hiện hy hữu của Ngài trên cuộc đời, ôn lại những điểm sáng để học tập noi theo. Chúng ta hôm nay được làm người, gần gũi ngôi Tam Bảo, nghe hiểu Phật Pháp, đây là điều hạnh phúc hiếm có trên cuộc đời này mà không phải chúng sanh nào cũng có được. Hiểu như vậy, chúng ta phải trân quý từng tấc bóng thời gian mà học đạo tu tập để đời sống chúng ta luôn nằm trong ánh giác của chư Phật, chuyển hóa cuộc đời bớt khổ được vui.

Monday, March 26, 2012

DIA DANH VA LICH SU HINH THANH MANH DAT TAM KY


Tam kỳ phố

Thứ Tư, 7.2.2007 | 02:29 (GMT + 7)

(Xuân MTTN 2007) - Trăm năm trước, Tam Kỳ chính danh phủ lỵ - trung tâm hành chính. Đó là mùa xuân 1906 - 1907. Hội thảo khoa học "100 năm phủ lỵ Tam Kỳ" vừa diễn ra tại TP. Tam Kỳ - tỉnh lỵ Quảng Nam đúng vào mùa xuân của 100 năm về sau, như "một chút gì để nhớ".

Những trang sử ngả vàng được lần giở lại... Vùng đất này vốn thuộc châu Chiêm Động của Chiêm Thành, năm 1402 được tiến dâng nhà Hồ và sáp nhập vào lãnh thổ nước Việt. Năm 1471, nhà Lê thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, có vùng Tam Kỳ hiện ra khá rõ trên bản đồ nhưng vẫn chưa có một cước chú nào về địa danh này.

"Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn năm 1775 và một sắc phong của vua Lê năm 1767 có nhắc đến tên Tam Kỳ là một con sông, một ngôi làng, một xã. Mãi đến năm 1906, chiếu chỉ vua Thành Thái ban ra, chính thức "nâng cấp" Tam Kỳ trở thành phủ lỵ - trung tâm hành chính. "100 năm Tam Kỳ" được nhấn mạnh bởi kể từ đây về sau, qua nhiều thời kỳ, nhiều biến thiên thăng trầm lịch sử, Tam Kỳ vẫn luôn được chọn làm trung tâm hành chính của nhiều cấp chính quyền.

Tôi có cảm giác, về mặt ý tưởng, các nhà tổ chức cuộc hội thảo trên cố cưỡng ép Tam Kỳ vào cái cột mốc 100 năm ấy; vậy thì tên cuộc hội thảo phải là "100 năm Tam Kỳ - trung tâm hành chính" mới phải. Quả thật, có nhiều con đất được tạo hoá ban cho địa thế, vị trí lý tưởng. Nhưng thiên nhiên chỉ sáng lên, chỉ sống động khi có ánh nhìn chiếu rọi của con người. Ngược dòng thời gian, thử tìm dấu con người đã phả hơi thở lên vùng đất này. Các lão nhân, các gia phả để lại ở Hương Trà, Tứ Bàn - những làng xóm "cổ" nhất Tam Kỳ - cho biết, khoảng thế kỷ 15 - 17, những đoàn lưu dân từ Thanh - Nghệ - Tĩnh xuống thuyền vượt biển vào Nam.

Từ biển Đông phóng tầm mắt vào đất liền, họ nhìn thấy ba cồn đất nhô lên cao hình tam giác, nay là các núi An Hà, Quảng Phú, Trà Cai, bèn ghé thuyền vào, lại thấy ba dòng sông nay là Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch lượn quanh ba cái cồn ấy, đất đai màu mỡ, liền sinh cơ lập nghiệp. Tam Kỳ - nghĩa đen là ba cái cồn. Từ chỗ định vị con đất bằng cái nhìn từ biển, đến chỗ hình thành danh xưng về địa lý - hành chính. Lại có giả thuyết, Tam Kỳ là chỉ vị trí vùng đất ở giữa bắc - trung - nam kỳ.







Địa danh 'Tam Kỳ' đã tồn tại từ lâu. Tác phẩm "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn viết năm 1775 và một sắc phong của vua Lê ban hành năm 1767 có nhắc đến địa danh ‘Tam Kỳ’ và là một miền sông nước bao gồm một con sông và một ngôi làng ven sông. Năm 1906, vua Thành Thái ban ra một chiếu chỉ chính thức "nâng cấp" Tam Kỳ trở thành phủ lỵ (tức một trung tâm hành chính thời đó).
Về nguồn gốc tên gọi Tam Kỳ, hiệh có hai giả thuyết:
- Trong khoảng các thế kỷ 15 - 17, có nhiều các đoàn thuyền buồm (thương thuyền) đưa dân từ vùng bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…) xuống thuyền vượt biển vào Nam. Từ biển Đông phóng tầm mắt vào đất liền, họ nhìn thấy ba cồn đất nhô lên cao hình tam giác, nay là các núi An Hà, Quảng Phú, Trà Cai, bèn ghé thuyền vào, lại thấy ba dòng sông nay là Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch lượn quanh ba cái cồn đất cát ấy, đất đai màu mỡ, liền sinh cơ lập nghiệp. Tam Kỳ - nghĩa đen là ba cái cồn đất ấy. Giả thuyết này được nhiều nhà địa danh học ủng hộ bởi vì nội dung sự tích này có thấy ghi trong các gia phả để lại ở Hương Trà, Tứ Bàn - những làng xóm "cổ" nhất ở Tam Kỳ và cũng gập trong lời kể của các bô lão ở vùng.
- Lại cũng có giả thuyết cho rằng chữ Tam Kỳ là chỉ vị trí vùng đất ở giữa Bắc - Trung - Nam kỳ (ba kỳ, theo hệ thống danh pháp dành cho Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ thời đó).
(Các) nguồn
http://www.laodong.com.vn/Home/Tam-ky-ph…

Tam Kỳ từ một thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006. Hiện nay Tam Kỳ là đô thị loại 3 và phấn đấu trở thành đô thị loại 2 vào năm 2010.

Mục lục [ẩn]
1 Hành chính
2 Lịch sử [1]
3 Di tích lịch sử và du lịch
3.1 Khu du lịch
4 Hình ảnh
5 Ghi chú
6 Liên kết ngoài


[sửa] Hành chínhThành phố Tam Kỳ có 100.263,56 ha diện tích tự nhiên[cần dẫn nguồn] và 123.662 nhân khẩu (9/2006)[cần dẫn nguồn], gồm 13 đơn vị hành chính là: 9 phường (An Mỹ, An Sơn, Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Phú, Trường Xuân, Tân Thạnh, Hòa Thuận) và 4 xã (Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú, Tam Ngọc).

Địa giới hành chính thành phố Tam Kỳ: phía bắc giáp huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đông giáp biển Đông.

Thành phố gồm có các đường phố chính như:Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Trưng Nữ Vương, Thanh Niên,...

Chủ tịch: Hoàng Xuân Việt

Bí thư: Bùi Quốc Đinh

[sửa] Lịch sử [1]Trước kia, từ vị trí một ngã ba, nay trở thành thành phố với nhiều giao lộ lớn. Hạ tầng phố phường đã xây dựng khá nhiều và quy mô, nhất là khu hành chánh, quảng trường,... Thị xã Tam Kỳ là một đô thị được hình thành từ lâu, có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn có sự phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, huyện Tam Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tam Kỳ. Đến ngày 30/01/1951 thị xã Tam Kỳ được thành lập và được chọn là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, dưới chính quyền Sài Gòn, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và tỉnh Quảng Tín.

Sau giải phóng, ngày 20/11/1976 huyện Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, được lập lại trên cơ sở sát nhập huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ. Đến tháng 12/1983, theo Quyết định số 144 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Tam Kỳ được chia thành 2 đơn vị hành chính là: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Năm 1997 khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được tách thành hai đơn vị hành chính, Tam Kỳ trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.

Đầu năm 2005, thị xã Tam Kỳ được chia tách thành hai đơn vị hành chính là thị xã Tam Kỳ và huyện mới Phú Ninh theo Nghị định số 01/2005/NĐ-CP, ngày 05/01/2005 của Chính phủ.

Ngày 29 tháng 9 năm 2006 theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP, thị xã Tam Kỳ được nâng cấp lên thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh Quảng Nam

NGHI QUY Y VA BAT QUAN TRAI GIO

I. P.N QUY Y TAM BẢO

-Đệ tử chúng con (xưng ...) nguyện suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (3 lần).

-Đệ tử chúng con nguyện đã quy y Phật, đã quy y Pháp, đã qui y Tăng (3 lần).

-Đệ tử đã quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp, không quy y trời thần quỉ vật.

Đệ tử đã quy y Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y ngoại đạo tà giáo.

Đệ tử đã quy y Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp, không quy y tà sư ác hữu.

II. Sám hối 3 nghiệp

Đệ tử chúng con, chí thành Sám hối: nhiều kiếp đến giờ, chưa gặp Tam Bảo, chẳng biết thiện ác nhân quả, biết bao tội lỗi, do thân khẩu ý gây nên, khinh dễ Tam Bảo, tạo 10 ác nghiệp, ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi lầm, đối trước 10 Phương Tam Bảo, tỏ bày sám hối, nguyện đều tiêu diệt.

Đệ tử vốn tạo các vọng nghiệp,

Đều do vô Thỉ tham sân si,

Từ thân miệng ý phát sinh ra,

Đệ tử chí thành xin sám hối. (đọc 3 lần, lạy 3 lạy)







III. Phát nguyện thọ giới.

-Đệ tử chúng con đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nguyện suốt đời thọ trì giới pháp. Phật là đấng chí Tôn Vô thượng giác, là Bậc Thế Tôn của chúng con. (đọc 3 lần, xá 3 xá).

-Đệ tử chúng con đã quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi, nguyện suốt đời thọ trì giới Pháp. Phật là đấng chí Tôn của chúng con (đọc 3 lần, xá 3 xá).

IV. Năm Giới Tướng

-1. Trọn đời không được sát sanh, là giới của con, các con có giữ được? Được.

-2.Trọn đời không được trộm cắp, là giới của các con, các con có giữ được không? Được

-3.Trọn đời không được tà dâm, là giới của các con, các con có giữ được không? Được.

-4.Trọn đời không được nói dối, là giới của các con, các con có giữ được không? Được.

-5.Trọn đời không được uống rượu, hay dùng các vật làm loạn tính tình, là giới của các con, các con có giữ được không? Được.

A.THỌ PHÁP TAM QUY.

1.Giới Sư Khai Thị:

Phật tử: các người hãy lắng nghe: Đời là bể khổ mênh mông không bờ bến. Nếu không có đấng Chí Tôn (Phật) đủ vô lượng công đức và trí tuệ, thì chúng ta chẳng biết nương vào đâu để cầu thoát khổ. Vậy, các người muốn thoát khỏi luân hồi nên giữ gìn giới Pháp.

Phật, Pháp, Tăng là thuyền từ qua bể khổ, là ánh sáng của đêm trường, là đường đi đến nhân thiên, là bước đầu tiên của đạo quả. Cho nên kinh dạy: “Nếu chúng sinh nào muốn trừ khổ não, hưởng quả yên vui, thì nên quy y Tam Bảo; nếu ai đem tâm thanh tịnh quy kính trong giây phút thì đời đời thế nào cũng được Niết Bàn an lạc”.

Quy y là gì? Là Tôn thờ, vâng theo hay quay về. Tôn thờ ngôi Tam Bảo, vâng theo lời chỉ giáo và quay về với tâm thanh tịnh của chúng ta. Thầy khuyên các người trước phải nhận lãnh Tam quy, sau nên thọ trì ngũ giới.

Tam quy: là quy y với Phật, Pháp, Tăng, Phật là đấng đã giác ngộ hoàn toàn. Chúng sinh mê lầm trong bể tử sanh, không biết tự giác, Đức Phật giác ngộ tất cả đều vô thường. Chứng được đạo Niết Bàn, nên gọi là người giác ngộ. Đức Phật trong hiện tại là Đức Thích Ca Mâu Ni đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, là đạo sư của ba cõi, cha lành của muôn loài, trí tuệ vô lượng, Phước Đức cao cả.

Pháp, là đạo Pháp chân chính, nghĩa là những phương pháp Phật đã dạy, nếu ai tin tưởng tu hành sẽ được trừ hết phiền não, chứng quả yên vui thanh tịnh như Phật.

Tăng là chúng hòa hợp và thanh tịnh, xuất gia đệ tử Phật hiến dâng đời mình cho Đạo; tuân theo kinh luật mà tu trì, làm ruộng phước cho nhân thiên, làm gương lành cho muôn loài.

Tam Bảo có đủ công đức như thế. Cho nên Phật, Pháp, Tăng là 3 ngôi quý báu nhất của thế gian và xuất thế gian. Nếu người nào phát tâm quy y, thì không đọa vào 3 đường dữ, luôn gặp Phật mau chứng quả Bồ đề. Nay các ngươi đã có duyên lành biết quy y Tam Bảo, nên vận hết thành tâm và phải nghĩ là khó gặp, chăm chú để nghe lời chỉ giáo. Bây giờ các ngươi hãy nói theo đây:

2. Phát Nguyện Quy Y:

Phật dạy: Người Quy y, nếu tự mình không đọc Tam Quy và không xưng tên họ thì quy y bất thành. Trong khi đọc, thầy đọc trước, giới tử đọc theo sau, không được đọc một lần).

Đệ tử chúng con (xưng họ tên) nguyện suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (đọc 3 lần, xá 3 xá).

Đệ tử chúng con, nguyện đã quy y Phật, đã quy y Pháp, đã quy y Tăng (đọc 3 lần, xá 3 xá).

3.Giới Sư Khuyên Bảo:

Phật tử, các người đã quy y Phật rồi, từ nay phải tôn Phật làm Thầy, thà bỏ thân mạng quyết không quy y với trời, thần, quỷ, vật, vì những kẻ ấy là phàm phu quanh quẩn trong 3 cõi, không đầy đủ trí tuệ như Phật là đấng đã giải thoát vòng sanh tử của thế gian.

Quy y Pháp rồi, từ nay về sau phải tôn Pháp làm thầy, thà bỏ thân mạng quyết không quy y với ngoại đạo, tà giáo. Vì những đạo pháp ấy, không phải là phương pháp xuất thế, có thể làm cho chúng ta thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi được.

Quy y Tăng rồi, từ nay về sau phải tôn Tăng làm thầy, thà bỏ thân mạng không quy y với bè bạn xấu ác, vì những người ấy không thể so với hàng đệ tử Phật đã tu chứng tam thừa, tứ quả.

Giờ đây, các người đã chân thành quy y, sẽ được Tam Bảo luôn cứu hộ, hiện tại chắc chắn yên vui, tương lai sẽ được sanh về Cực lạc. Tam Bảo đã có công năng như thế, các ngươi nên đêm ngày tưởng nhớ thì quyết chứng được quả Bồ đề vô thượng. Vậy, các ngươi hãy đọc theo thầy những thệ nguyện:

Đệ tử đã quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp, không quy y trời, thần, quỷ, vật.

Đệ tử đã quy y Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp, không quy y ngoại đạo, tà giáo.

Đệ tử đã quy y Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp, không quy y bè bạn xấu ác.

(Theo luật thì: Bước đầu tiên của người phát tâm theo Phật trước phải thọ trì Tam Quy, sau mới theo ngũ giới. Nếu người nào vì hoàn cảnh chưa thọ giới được, thì nên thọ Tam Quy mà thôi chỉ thọ Tam quy, thì đến đây là lễ thọ Tam Quy đã xong, giới sư nên thêm vài lời khuyến khích và hồi hướng là rồi lễ).

B. THỌ PHÁP NGŨ GIỚI

1.*Giới Sư Khai Thị:

Phật tử: Các ngươi đã lãnh thọ pháp Tam quy, bây giờ thầy sẽ trao cho 5 giới. Năm giới nầy là căn bản để làm người là nền tảng của giới Sa Di, Tỳ Kheo, Bồ Tát, cho đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Ví như, muốn xây lầu 4 tầng, chúng ta phải bồi đắp nền móng; muốn trải qua đường muôn dặm chúng ta phải khởi hành từ bước đầu tiên. Cho nên, Chư Phật đạt đến mục đích đạo quả viên mãn, đều đã nương vào giới pháp nầy.

Giờ đây, các người muốn được lợi ích thiết thực, quyết nên thọ trì giới pháp.

Nhưng muốn thọ trì giới pháp, trước hết phải sám hối những tội lỗi đã chất chứa từ lâu, để cho thân tâm được trong sạch, thì sự lãnh thọ giới pháp mới được hoàn toàn. Bây giờ, các người hãy nói theo Thầy, để chí thành sám hối.

2. Tỏ Bày Sám Hối:

Đệ tử chúng con, chí thành Sám hối: nhiều kiếp đến giờ, chưa gặp Tam Bảo, chẳng biết thiện ác, nhân quả, biết bao tội lỗi do thân, khẩu ý gây nên; khinh dễ Tam Bảo, tạo 10 ác nghiệp. Ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi lầm, đối trước 10 phương Tam Bảo tỏ bày Sám hối, nguyện đều tiêu diệt.

Đệ tử gây nên các vọng nghiệp,

Đều do vô thỉ tham, sân, si,

Từ thân, miệng, ý phát sinh ra,

Đệ tử chí thành xin Sám hối.

(đọc 3 Lần, lạy một lạy và quỳ xuống).

3. Giới Sư trao Giới.

Phật tử: các ngươi đã sám hối đúng Pháp, bây giờ thầy sẽ trao cho 5 giới Pháp. Giới pháp nầy rất khó gặp, nếu Phật không ra đời thì không có. Giới pháp nầy đủ sức trừ sạch phiền não, sanh tử và đưa chúng ta đến đạo quả Bồ đề, giải thoát. Bởi lẽ ấy, giờ đây các ngươi muốn thoát khỏi sanh tử, cầu chứng Niết Bàn, nên gắng Lãnh thọ giới Pháp.

Lãnh thọ giới Pháp nầy, đàn Ông thì gọi là Ưu Bà Tắt, đàn Bà thì gọi là Ưu Bà Di, nghĩa là những người đã bỏ dữ làm lành, gần gũi, phụng sự Tam Bảo. Trong 5 giới nầy, Các ngươi có thể tùy năng lực và hoàn cảnh của mình mà lãnh thọ, một giới gọi là nhất phần Ưu Bà tắt (hay Ưu Bà Di); lãnh thọ 2 giới gọi là thiểu phần; lãnh thọ 3 giới gọi là bán phần; lãnh thọ 4 giới gọi là đại phần và lãnh thọ cả 5 giới gọi là mãn Phần. Vậy, bây giờ các người muốn lãnh thọ phần nào, giới nào, tùy hoàn cảnh và năng lực mình mà lãnh thọ. Nhưng phải nhớ: khi đã lãnh thọ giới nào thì dù gặp hoàn cảnh có thể mất tánh mạng, cũng thề quyết không hủy phạm. Vì sao thế? Vì giới pháp là thuyền bè đưa chúng ta ra khỏi bể khổ sanh tử luân hồi, thật là khó gặp mà thân mạng thì dễ mất, dầu có giữ gìn cho lắm rồi nó cũng sẽ mất, nếu không giữ giới thì thuyền bè sẽ rạc bể, tất nhiên phải chìm đắm, khổ đau nhiều đời! Để cầu giới pháp các ngươi hãy nói theo thầy.

4.Phát nguyện Thọ giới:

Đệ tử chúng con đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nguyện suốt đời thọ trì *Mãn phần, đa phần, thiểu phần hay nhất phần, tùy sự phát nguyện) (Ưu Bà Tắc hay Ưu Bà Di), giới *Phật là đấng chí Tôn Vô Thượng Giác, là Bậc Thế Tôn của chúng con. (đọc 3 lần, xá 3 xá).

Đệ tử chúng con đã quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi, nguyện suốt đời thọ trì *(Mãn phần, đa phần, bán phần, thiểu phân hay thiển phần tùy sự phát nguyện), Ưu Bà Tắt hay Ưu Bà Di) Giới* Phật là đấng chí Tôn của chúng con (đọc 3 lần, xá 3 xá).

Thầy dạy: Phật tử! Thầy đã trao giới pháp cho các ngươi, giới thể đã được viên toàn. Bây giờ các ngươi muốn biết giới tướng để tu trì, thầy sẽ chỉ bảo cho, sau khi hỏi nếu giới nào giữ được thì trả lời giữ được.

1.-Trọn đời không được sát sanh, là giới của Ưu Bà Tắc (hay Ưu Bà Di), các người có giữ được không?

2.-Trọn đời không được trộm cắp, là giới của Ưu Bà Tắc (Hay Ưu Bà Di), các ngươi có giữ được không?

3.-Trọn đời không được tà dâm, là giới của Ưu Bà Tắc (hay Ưu Bà Di), các người có giữ được không?

4.-Trọn đời không được nói dối, là giới của Ưu Bà Tắc (hay Ưu Bà Di), các người có giữ được không?

5-Trọn đời không được uống rượu hay dung các vật lạm dụng tánh tình v.v, là giới của Ưu Bà Tắc (hay Ưu Bà Di) các ngươi có giữ được không?

Phật tử! Các người được thọ giới rồi, từ nay phải khéo giữ gìn, dù gặp nhân duyên trắc trở cũng không nên hủy phạm. Nếu ai phạm những giới trên đây, hiện tại mất hết nhân cách và nền móng tốt đẹp, tương lai phải chịu nhiều kiếp đọa đày trong cảnh giới đau khổ. Các ngươi hãy cố gắng lên!

Hồi hướng công đức

1.Lễ tạ Tam Bảo

Nhất tâm đảnh lễ thập Phương thường trú Tam Bảo

Nhất tâm đảnh lễ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nhất tâm đảnh lễ truyền giới Bổn Sư

Nhất tâm đảnh lễ hộ giới chư vị Đại đức (mỗi hiệu lạy 3 lạy)

Hồi hướng:

Tụng bài: Đệ tử kính lạy Đức Phật Thích Ca…

-Tam Tự Quy …

-Nguyện đem công đức này…

Phát phái và xướng Pháp Danh…

LỜI DẶN CẦN THIẾT

Trong khi phát phái quy y:

1.Y như pháp thì các người nay đã thành tựu một người Phật tử chân chính. Lá phái chẳng qua là vật để đánh dấu và tiêu biểu nhắc nhở các người. Hằng ngày các người nên nhìn đến lá phái mà luôn luôn nhớ rằng: Năm ấy, Tháng ấy, ngày ấy, các ngươi đã đến chùa…, cầu thầy…, truyền thọ cho giới Pháp Tam Quy và Ngũ giới, Pháp danh là… có như thế thì thiện căn mỗi ngày một tăng trưởng và sẽ hưởng phước báo vô cùng.

2.Ba Pháp Quy y cũng là một giới, nếu không giữ trọn thì mất. Như người đã qui y rồi mà cũng thờ cúng tin ngưỡng quỉ thần, tà ma, ngoại đạo, hay tin theo thuyết của thế gian và nhập vào bè bạn xấu ác, là mất giới Tam Quy. Người ấy không còn gọi là đệ tử Phật, mất hết công đức trong Phật Pháp.

3.Người Quy Y Phật rồi, phải chánh Tín nhân quả. Vì nhân quả là một đinh luật của thế gian và xuất thế gian mà Đức Phật đã chứng minh một cách xác thực. Có tin nhân quả mới tinh tiến bỏ ác làm lành, hoán cải cuộc đời xấu xa trở nên tốt đẹp, như thế mới là chơn chánh đệ tử của Đức Phật.

4.Thể theo lòng từ bi của Đức Phật, người Phật tử tại gia ngoài Bổn phận giữ gìn giới điều mình đã lãnh thọ, cần phải phát nguyện, mỗi tháng ít nhất phải ăn chay từ 2 cho đến 10 ngày và các ngày kỷ niệm Chư Phật, Bồ tát, để tỏ lòng thương xót đối với loài vật.

5.Từ ý nghĩ, lời nói đến hành động, ít nhất mỗi ngày phải có một việc lành, như dùng lời giáo hóa, tán thán công đức Tam Bảo, hoặc khuyến khích ít nhất mỗi năm cũng phải có một người noi theo mình mà quy y Tam Bảo. Đây là một vô cùng phước đức, cần phải chú ý.

6.-Không được vô tình hay hữu ý trong lúc nói năng hay hành động để cho người bàng quan chê bai Tam Bảo, có tổ thương đến danh dự của đạo Pháp. Nếu sơ lở, phải lạy Phật sám hối vì đó là một điều tội lỗi vô cùng. Trái lại, phải luôn luôn tìm mọi cách hộ trì chánh pháp, là bổn phận tối cao của người Phật tử.

7.-Phải học hiểu chánh Pháp, ít nhất cũng phải biết qua tiểu sử, mục đích của Đạo Phật và đời tu hành cao quý của Đức Phật, thuộc lòng những bài kinh thường tụng, để huân tập (tự-kỷ-thị) vô lậu nghiệp vào tâm thức.

BÁT QUAN TRAI GIỚI

1.-Ý nghĩa:

Mục đích của người tu đạo Phật, là cầu giác ngộ và giải thoát, nhưng, vì còn nhiều công việc bận rộn tâm trí, không thể nào đạt được mục đích ấy. Nên không luận là Đại thừa hay tiểu thừa, chỉ có một con đường duy nhất là xuất gia.

Xuất gia là thoát ly hẳn những gì bận rộn, ô nhiểm, trói buộc thân tâm. xuất gia có 3 nghĩa:

1.Xuất thế tục gia (thoát ly nhà thế tục), nghĩa là thoát ly gia đình, vợ con, chức vụ, nói chung tất cả những gì ở thế gian này.

2.Xuất Tam giới gia (ra khỏi nhà 3 cõi), nghĩa là phát tâm tu hành theo vô lậu nghiệp, để mong chứng đến quả vị Tam Thừa, Tứ quả không tham cầu những phước báo sang giàu, an nhàn theo hữu lậu nghiệp của 3 cõi, là dục, sắc và vô sát giới.

3. Xuất phiền não gia (ra khỏi nhà phiền não), nghĩa là phát tâm hướng về quả vị Phật đà; đoạn hết tất cả phiền não tham, sân, si, mạn v.v; thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh: “Địa ngục còn chúng sinh, thề chưa thành Phật”. Không vì tự lợi cầu lấy quả vị Thanh Văn Niết Bàn.

Quả vị thì mênh mông, mà đường đi chỉ có một, là xuất gia. Nhưng, chúng sinh vì nghiệp hạnh không đồng, căn cơ sai khác, nên không thể ai cũng xuất gia được. Với lòng từ bi vô hạn, đức Phật muốn cho hàng đệ tử, dù mau hay chậm, cuối cùng ai cũng sẽ đạt đến mục đích cứu kính là giác ngộ và giải thoát như Ngài. Nên Ngài chế ra bằng nhiều cách xuất gia như:

-Đồng Chơn xuất gia (Xuất gia lúc còn nhỏ cho đến trọn đời).

-Bán thế xuất gia (đã có gia đình, rồi mới xuất gia) và xuất gia theo kỳ hạn Phát Nguyện (Xuất gia có kỳ hạn nhất định)

-Cuối cùng là xuất gia trong 1 ngày 1 đêm (24 giờ), tức là thật hành theo lối Bát Quan Trai nầy.

Bát Quan Trai giới, là tám cử trai giới. Những người tại gia trong mỗi tháng vào các ngày trai, như: mồng một, mồng 8, 15, 30 và 14 v.v, gát tất cả công việc ở đời, vào chùa nhờ thầy Tỳ Kheo truyền cho 8 giới và một trai (1 trai tức là không ăn quá giờ ngọ 12 h) để hành trì trong 1 ngày một đêm. Nếu xa chùa, hoặc không có thầy Tỳ Kheo thanh tịnh, thì tự mình đến trước Phật sám hối tội lỗi, phát nguyện thọ trì trai giới cũng được. Thọ trì trai giới nầy, tức là đóng kín cửa ác đạo, mở cửa nhân thiên diệu thiện Niết Bàn. Nên gọi là 8 cửa trai giới.

Tóm lại, Đức Phật vì thương xót hàng đệ tử tại gia, nên chế ra Pháp Bát Quan Trai giới nầy, để cho hàng tại gia tu tập theo hạnh thanh tịnh của người xuất gia; gieo giống Bồ Đề vô thượng vào tâm tư mọi người đệ tử, hầu tiến dần đến quả vị cứu kính tột đích như chư Phật.

Trong kinh thí dụ Pháp Bát Quan Trai Giới nầy như ngọc Ma Ni bửu châu (Ngọc Như Ý) dù nhỏ, nhưng giá trị so với các thứ ngọc khác không sao sánh kịp.

2-.*Giới Sư Khai Thị:

Phật Tử! khổ hải vô biên, nếu không có thuyền từ thì không thể nào lên được bờ giải thoát, luân hồi mờ mịt, nếu thiếu hẳn tịnh giới, thì khó mà ra khỏi cảnh tối tăm. Chính Chư Phật cũng nhờ giới mà thành chánh quả. Không luận là Đại thừa hay tiểu thừa, thế gian hay xuất thế gian, không ai là không thọ trì giới pháp mà được hưởng quả yên vui. Ngặt vì hàng tại gia bị trần lụy doanh vây, không thể trọn đời theo học. Vì thế, Đức Như Lai phương tiện chế ra giới pháp nầy dạy cho hàng tại gia mỗi tháng gặp ngày trai phải 1 ngày 1 đêm thọ trì công đức Bát quan trai nầy. Nó là tịnh nhân vô lậu hơn tất cả phước báo nhân thiên, và là con đường thẳng đến đạo quả vô thượng Bồ Đề.

3.Sám Hối:

Phật tử! Các người từ vô thỉ kiếp đến nay, vì mê lầm nên thân, khẩu, ý đã tạo ra muôn ngàn tội lỗi, giờ đây trước hết các người phải phát lòng chí thành, đối trước Tam Bảo cầu xin sám hối cho thân tâm thanh tịnh, rồi sau mới thọ lãnh giới pháp.

Các Phật tử hãy đọc theo đây (giới sư đọc trước, giới tử đọc sau, không được cả hai đọc một lần).

-Đệ tử chúng con (mỗi người tự xưng họ tên hay pháp danh của mình) Từ vô thỉ kiếp đến nay, gây nên 3 nghiệp dữ, 10 điều ác, và các tội tà kiến. Nay đến trước 10 phương Tam Bảo, cầu xin sám hối, nguyện đều tiêu diệt (đọc 3 lần, bái 3 bái, đứng dậy). Nam mô thập phương Thường trú Tam Bảo (lạy 3 lạy, quì xuống) đọc tiếp:

-Xưa kia con đã tạo các vọng nghiệp, đều do vô thỉ tham, sân si. Từ thân, miệng, ý phát sinh ra, tất cả chúng con xin sám hối.

Nam mô cầu sám hối Bồ tát Ma ha tát (đọc 3 lần, lạy 3 lạy, rồi quì xuống).

4.-Thầy Khai Thị Truyền Giới:

Này các Phật tử! Từ trước đến nay các ngươi đã phát tâm chí thành sám hối, 3 nghiệp đã được thanh tịnh, bắt đầu từ giờ này cho đến sáng mai phải học tập theo giới Bát Quan Trai. Bát Quan Trai là 8 giới điều và 1 trai pháp, tứ: không được sát sanh; không được trộm cắp; không được dâm dục; không được nói dối; không được uống rượu; không được thoa ướp hương hoa và trang sức sắc phục; không được ca múa xướng hát và đi xem nghe; không được ngồi giường cao ghế đẹp. Và không được ăn phi thời (nghĩa là không ăn quá giờ ngọ 12 giờ) 8 điều trước là giới, giữ 8 điều này tức là đóng kín cửa ác đạo, không ăn phi thời là trai; trai nghĩa là ăn đúng giữa giờ ngọ, để thích hợp với con đường trung đạo, mà tam thế chư Phật đã noi theo. Nói chung, cả trai và giới nên gọi là Bát Quan Trai giới. Các ngươi nên phát tâm vô thượng, để được giới pháp vô thượng. Vậy, các Phật tử sẽ đọc theo đây để thọ trì giới pháp.(đọc như trên).

Đệ tử chúng con (xưng họ tên hay pháp danh), qui y Phật, quy y Pháp, qui y Tăng, xin một ngày một đêm làm người tịnh hạnh Ưu Bà Tắc (Nếu đàn bà thì nói Ưu bà di), Như Lai là bậc Chí Chân, Vô Thượng đẳng chánh giác, là Thế Tôn của chúng con. (đọc 3 lần) * Đã quy y Phật, thề suốt đời không quy y trời, thần, quỷ vật; đã qui y Pháp, thề suốt đời không quy y ngoại đạo tà giáo; đã quy y Tăng, thề suốt đời không qui y bè bạn xấu ác. Xin một ngày một đêm làm người tịnh hạnh Ưu Bà Tắc (hay Ưu Bà Di). Như Lai là bậc chí Tôn vô thượng đẳng chánh giác; là Thế Tôn của chúng con. (đọc 3 lần, vái 3 vái).

5. Thầy Khai Thị Giới Tướng:

Phật tử! Đã truyền cho các vị Pháp Tam Quy xong, là giới thể đã chu toàn. Nay vì các ngươi, sẽ nói rõ các giới tướng, để cho các ngươi hộ trì không được hủy phạm. Vậy, các Phật tử hãy nói theo thầy (thầy đọc trước, các giới tử đọc theo sau).

1.-Như Chư Phật suốt đời không sát sanh, chúng con (xưng họ tên hay Pháp danh). Xin 1 ngày 1 đêm không sát sanh.

2-Như Chư Phật suốt đời không trộm cắp, chúng con (xưng họ tên hay Pháp danh), xin 1 ngày 1 đêm không trộm cắp.

3.-Như Chư Phật suốt đời không dâm dục, chúng con (Xưng họ tên hay pháp danh) xin một ngày một đêm không dâm dục.

4.-Như Chư Phật suốt đời không nói dối, chúng con (xưng họ tên hay pháp danh), xin 1 ngày 1 đêm không nói dối..

5.-Như Chư Phật suốt đời không uống rượu, chúng con (xưng họ tên hay Pháp danh) xin 1 ngày 1 đêm không uống rượu.

6.- Như Chư Phật suốt đời không thoa ướp hương hoa vào mình và trang sức sắc Phục, chúng con (xưng họ tên hay Pháp danh), xin 1 ngày 1 đêm không thoa ướp hương hoa vào mình, và trang sức sắc phục.

7.- Như Chư Phật suốt đời không ca múa xướng hát, và cố đi xem nghe, chúng con (xưng họ tên hay Pháp danh), xin 1 ngày 1 đêm không ca múa xướng hát, và cố đi xem nghe.

8.-Như Chư Phật suốt đời không ngồi giường cao ghế đẹp, chúng con (xưng họ tên hay Pháp danh), xin 1 ngày 1 đêm không ngồi giường cao ghế đẹp.

9.- Như Chư Phật suốt đời không ăn phi thời, chúng con (xưng họ tên hay Pháp danh), xin 1 ngày 1 đêm không ăn phi thời.

6-.Thầy Khuyến Thị:

Này các Phật tử, thân người khó được, tánh mạng vô thường, ngày giờ qua mau như thoi đưa, đời sống bấp bênh như bọt nước nổi! Nếu không tinh tấn tu hành thì về sau ăn năng không kịp. Vậy, các Phật tử đã có nhiều nhân duyên lành, giờ này nên cố gắng thêm lên!

Đáp: Y Giáo Phụng Hành (nói 3 lần).

7.Hồi Hướng

-Tụng bài: Đệ tử kính lạy…

-Xướng lễ lạy Phật: Nam mô …

-Ba Tự Quy Y …

-Hồi hướng: Nguyện đem công đức này…



Niệm hương:

Hương là tiêu biểu cho Giới Định Huệ …

“Giới hương, định hương, dữ tuệ hương, …

Nam mô hương cúng dường Bồ tát ma ha tát (3lần).

“Nguyện thử diệu hương vân, biến mãn thập phương giới, cúng dường nhất thế Phật, Tôn Pháp chư Bồ Tát, vô biên Thanh Văn chúng, cập nhất thế Thánh hiền, duyên khởi Quang Minh đài, quá ư vô biên giới, vô biên Phật độ trung, xưng tánh tác Phật sự, phổ huân chư chúng sinh, giai phát Bồ đề tâm, viễn ly chư vọng nghiệp, viên thành vô thượng đạo”.

Nam mô Đại Hạnh Phổ hiền Bồ tát Ma ha tát (3lần)

Nam Mô Thập Phương Tam thế nhất thế chư Phật, Nam mô giáo chủ Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật, Biến pháp giới Chư Tôn Bồ Tát Ma ha tát. Linh sơn hội thượng vô lượng thánh hiền, hộ pháp, hộ giáo, hộ giới già lam chư vị thiện thần. Tây thiên đông độ Việt Nam truyền giáo chư vị tổ sư, lien hoa tọa hạ tác đại chứng minh.

Ư kim … niên… nguyệt… nhật… Việt Nam… Tỉnh… Huyện…xã… Tư viện… kim đệ tử…. qui đầu Tam Bảo, phát nguyện thọ trì Tam qui, ngũ giới pháp (tùy việc mà cách cải). Ngưỡng khởi thập phương Tam Bảo sát hải vạn linh, từ bi vô lượng, thệ hải hoằng thâm, nguyện giáng oai quang chứng minh mặc hộ. Tỷ đệ tử chúng đẳng quy y chi hậu thân tâm thanh tịnh, nghiệp chướng tiêu trừ, trí tánh thường minh, Bồ đề khai phát, nguyện sanh sanh thế thế, tại tại, xứ xứ, thường vi Tam Bảo tiếp thọ cứu hộ, sanh phùng Phật Pháp, Trị ngộ thiện hữu, bất vong quảng đại Bồ Đề chi tâm, thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, phàm hữu, kiến văn, giai phát đạo tâm, đồng triêm lợi lạc.

Cánh kỳ: Pháp giới oan thân, tình dữ vô tình đồng thành Phật đạo. thiệt lại Phật ân, đức chi bất khả tư nghì dã”.

Cắm hương lên bàn, và xướng:

“Sở hữu thập phương thế giới trung…”

Xướng lạy: “Nam mô thập Phương thường trụ Tam Bảo” lạy

(Tùy từng việc mà lạy nhiều hay ít…) Lạy xong bắt đầu làm lễ: ….”

Wednesday, March 21, 2012

van tac bach

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hôm nay, ngày… tháng ….. năm …., là tuần Chung Thất của Mẹ, Bà của gia đình chúng con, nhận lời mời của Tư gia chúng con, Hòa Thư Chư Tôn đức không ngại Phật sự đa đoan, chấn tích quan lâm về đây dự lễ, giờ này trước đạo tràng trang nghiêm, thanh tịnh, chúng con có duyên sự xin dâng lời Tác Bạch.
Nam mô A Di Đà Phật (lạy một lạy rồi quỳ xuống đọc)
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền liên Bồ Tát,
Chúng con có nghe: “Lên núi nhớ công cha,
Xuống sông thương tình mẹ,
Ôi núi cao biển rộng,
Ôi sông dài mênh mông,
Hai vai con gánh nặng,
Từ vô lượng kiếp rồi,
Ơn cha và nghĩa mẹ,
Lặng hụp biển luân hồi”.
Cách đây, 49 ngày, sự vô thường đã cướp đi của gia đình chúng con người Mẹ hiền vô cùng khả kính, 49 ngày ngắn ngủi, nhưng đối với chúng con là cả chuổi ngày dài vô tận, lòng chúng con quặn thắt, nước mắt đẩm lệ bờ mi:
Mẹ hỡi bây giờ Mẹ ở đâu?!
Có hay con nhớ Mẹ con sầu,
Có hay con gọi Mẹ trong nước mắt,
Mẹ hỡi bây giờ mẹ ở đâu?!
Kính Bạch Hòa Thượng cùng Chư Tôn Đức! Công ơn Mẹ như trời cao bể rộng, không gì so sánh bằng. 49 ngày qua, được Chư Tôn Đức, quan lâm về Tư gia nhất cú nhất kệ, tụng kinh cầu nguyện cho Mẹ chúng con được nghe kinh sớm siêu thoát u đồ, tiêu diêu về miền Tịnh Cảnh. Giờ đây, trước bảo tọa trang nghiêm, hương trầm quyện tỏa, chúng con sắm lễ vật trai nghi, dâng lên trên 10 phương chư Phật Chứng Minh, dưới Thánh Chúng hiện tiền Tăng mẫn nạp. ngưỡng mong Chư Tôn Thượng tọa, Đại Đức Tăng mẫn nạp, để cho gia đình chúng con được ân triêm công đức và trọn niềm hiếu đạo, từ mẫn cố từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
Nam mô hoan hỷ tạng Bồ Tát ma Ha Tát.
(đợi Hòa Thượng đáp từ)
Nam mô A Di Đà Phật, Trên Chư Tôn Đức từ bi hứa khả, còn ban bố cho chúng con lời pháp nhủ thâm tình, chúng con y giáo phụng hành và đầu thành đảnh lễ cúng dường Tam Bái.(lạy xuống 3 lạy)







Nam mô A Di Đà Phật
Nhận lời mời của Tư gia chúng con, Hòa Thượng, Chư Tôn đức không ngại Phật sự đa đoan, chấn tích quan lâm về đây dự lễ Chung Thất cho Mẹ và Bà chúng con, trong khi tổ chức lễ, không sao tránh khỏi phần thiếu sót, ngưỡng mong Hòa Thượng, Chư Tôn đức niệm tình thứ lỗi.
Nam mô hoan hỉ Tạng Bồ tát ma ha tát. (lạy xuống 3 lạy, xong lễ)