Monday, April 19, 2021

TIỂU SỬ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN DUYÊN, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG ĐẠO HIỆU THÍCH THIỆN DUYÊN I. THÂN THẾ: Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Hoàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát. Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành. Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm - Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này. II. XUẤT GIA TU HỌC Năm 1941, cơ duyên thuần thục, lòng cảm mến Phật Pháp dâng cao, được sự chấp thuận của song thân, Ngài dõng mãnh phát tâm xuất gia khi vừa 15 tuổi. Ngài rời gia đình đến đầu sư nơi Hòa thượng Giáo thọ Thích Quảng Đức chùa Tịnh An, mong được nương bậc minh sư suốt đời tu học. Nào ngờ, chỉ mới 5 năm, Hòa thượng giáo thọ đã chích lý Tây quy, cao đăng thượng phẩm. Trước sự mất mác to lớn trong buổi đầu hành điệu, Ngài ở lại Tịnh An một thời gian để thù ân báo đáp công ơn khai thị. Thời gian luống qua, lúc 21 tuổi, xót mình giáo pháp chưa thấm, thầy hướng dẫn lại không, Ngài quyết định lên đường cầu thầy học đạo để được chỉ dạy chỗ đến đi. Được biết, Đại lão Hòa thượng thượng Giác hạ Tánh, viện chủ tổ đình Hưng Long, xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, là một trong những ngọn Hải đăng của tỉnh thời bấy giờ, Ngài tìm đến đảnh lễ cầu thọ Pháp. Tại đây, Ngài được Đại Lão Hòa thượng Hưng Long nhận làm đệ tử và ban cho pháp danh là Quảng Thành. Sau một năm hầu thầy, học đạo, Ngài được bổn sư cho thọ giới Sa di với pháp tự là Thiện Duyên. Phong trào chấn hưng Phật giáo lúc này đã lan rộng, khí thế học Phật bừng dậy từ Bắc chí Nam, các Phật Học Viện mở ra cùng khắp. Năm 1953, Phật Học Đường Nha Trang thành lập, Ngài được Hòa thượng bổn sư cho vào theo học tại đây. Năm 1956, Phật Học Đường Báo Quốc - Huế chuyển vào Nha Trang và nhập cùng với Phật Học Đường Nha Trang thành Phật Học Viện Trung Phần đặt tại chùa Hải Đức, do cố Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện. Trong thời gian theo học tại đây, Ngài là một trong những học tăng sáng giá của khóa học đầu tiên này. Năm 1957, Ngài được Hòa thượng bổn sư cho thọ đại giới và ban cho Pháp hiệu là Quán Ngôn. Đại giới đàn Hộ Quốc này do Hòa thượng Giám viện tổ chức và Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên (đệ nhị Tăng thống GHPGVNTN) làm Đường đầu Hòa thượng. Giới thể châu viên, Ngài gia tâm nhiều vào hành trì Giới luật và bắt đầu cho sự nghiệp hoằng hóa sau này. III. HOẰNG PHÁP LỢI SANH Sau khi tốt nghiệp khóa học tại Phật Học Viện Hải Đức, Ngài được Tổng hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm làm giảng sư trong giảng sư đoàn Trung phần. Trong thời gian này, Ngài đã đi giảng thuyết giáo lý khắp các tỉnh thuộc Trung phần như Nha Trang, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Phú Yên, Quảng Ngãi và nhất là Quảng Nam. Tại Quảng Nam, Ngài đã không quản gian lao, vượt thác trèo đèo, đến tận các vùng trung du hẻo lánh như Hiệp Đức, Hậu Đức, Trà My, Tiên Phước, Nông Sơn, Quế Sơn, Đại Lộc,...cho đến các vùng đồng bằng ven biển như Tam Hải (Núi Thành), Duy Hải (Duy Xuyên), Bình Minh (Thăng Bình),... Trong thời gian hoằng pháp tại Quảng Nam, Ngài thường dừng chân ở lại tại các trú xứ Pháp Bảo (Hội An), Hòa An (Tam Kỳ),... là những hội quán cơ sở Tổng hội Phật giáo thời bấy giờ. Với lý tưởng dấn thân, hoằng pháp vi gia vụ, bằng tất cả nhiệt huyết đem giáo pháp vào đời, Ngài luôn tận tụy với sứ mệnh tại đất Quảng như một nhân duyên bổ xứ trong giai đoạn lịch sử xã hội biến động đầy khó khăn này IV. PHỤNG SỰ GIÁO HỘI Năm 1962, tỉnh Quảng Nam được chia thành 2 đơn vị là tỉnh Quảng Tín và Quảng Nam. Cuối năm 1962, Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Tín được thành lập. Tổng hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm Ngài làm Hội trưởng, trụ sở tạm thời đặt tại Hội quán chùa Hoà An. Năm 1963, khi pháp nạn bùng nổ, Ngài đã lãnh đạo, kêu gọi và cùng Chư Tăng Ni trong tỉnh chung lưng đấu cật bảo vệ Đạo Pháp, đem lại an bình cho Phật giáo địa phương. Ngày 01/11/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Pháp nạn tạm qua, sự sinh hoạt tu học của Tăng Ni trong tỉnh dần dần đi vào ổn định. Xét thấy Giáo hội tỉnh nhà chưa có một cơ sở Tỉnh hội để làm việc, Ngài đã gia tâm hiệp-thương-thuyết với chính quyền thời bấy giờ, xin khu đất tại thôn Mỹ Thạch, xã Kỳ Hương (nay là phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ) để làm trụ sở Tỉnh hội. Ngài chủ trì và vận động khởi công xây dựng ngôi chùa vào ngày 17/11/1963, do Hoà thượng Thích Đôn Hậu chứng minh lễ đặt đá. Năm 1965, công tác xây dựng trụ sở Tỉnh Giáo hội tạm hoàn thành, đặt tên là chùa Đạo Nguyên. Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được Viện Hoá Đạo cử làm Chánh đại diện tỉnh Quảng Tín cho đến ngày thống nhất đất nước (4/1975). Trong thời gian này, ngoài việc chăm lo công tác hành chánh của Giáo hội, Ngài còn chú trọng đến việc thiết lập hoằng pháp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ tu học, hình thành nên hệ thống Niệm Phật đường tự viện tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Bên cạnh đó, Ngài luôn chú tâm đến việc đào tạo Tăng tài nhân sự, nên thường xuyên mở khóa giảng dạy Kinh Luật Luận cho Tăng Ni trong các khóa An cư kiết hạ. Năm 1977, tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Đà Nẵng sát nhập làm một, Chư Tăng Ni 3 tỉnh họp lại, thành lập Ban đại diện Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, Ngài giữ chức vụ phó đại diện Phật giáo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng được tổ chức và Ngài được Đại hội cử làm Phó Thường trực Ban Trị Sự mãi cho đến ngày chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cùng lúc đơn vị hành chánh tỉnh Quảng Nam được thiết lập năm 1997, Trung ương Giáo hội đã giao nhiệm vụ cho Ngài làm trưởng ban vận động thành lập Tỉnh hội Phật giáo Quảng Nam. Nhờ nhiệt tâm vì đạo Pháp và đức tính khiêm hạ của mình, Ngài đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất thành tựu tốt đẹp. Tại đại hội này, Ngài được suy cử làm Trưởng Ban Trị Sự. Sau khi thành lập Tỉnh hội, Ngài liền thúc đẩy thành lập Trường cơ bản Phật học Quảng Nam và đảm trách Giáo thọ các môn Luật học. Bên cạnh đó, Ngài tiến hành tổ chức các kỳ Đại Giới đàn vào những năm 2000, 2004 để truyền trao giới cho Tăng Ni sinh đang theo học, ngõ hầu tạo tiền đề phát triển nhân lực cho Giáo hội tỉnh nhà. Là một trong những vị thạch trụ của Phật giáo Miền Trung, năm 1981, Ngài được Giáo hội tín nhiệm cử vào chức vụ Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN. Năm 1996, Ngài được thỉnh cử làm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TW GHPGVN và phụ trách qua các nhiệm kỳ cho đến nay. Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012 – 2017, Ngài được suy cử vào thành viên Hội đồng Chứng minh và giữ chức vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. V. HOẰNG TRUYỀN GIỚI LUẬT Về phương diện Giới luật, là một Tăng sĩ tinh thông học giới, Ngài luôn lấy Giới làm trọng, tích cực phát huy vai trò hàng đầu của Giới luật. Vì thế, Ngài thường được các nơi cung thỉnh tham gia công tác truyền giới hoằng luật như: làm Giáo thọ trong các trú xứ an cư kiết hạ của Chư Tăng địa phương, làm dẫn thỉnh sư Đại Giới Đàn Vĩnh Gia (Đà Nẵng, 1970), Ban khảo hoạch Đại Giới đàn Thiện Hoà (Sài Gòn, 1980), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới đàn Phước Huệ (Đà Nẵng, 1996), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới Đàn Tịnh Khiết (Huế - 2000), Đàn đầu Hoà thượng Đại Giới đàn Minh Giác (Quảng Nam, 2000), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới đàn Chánh Nhơn (Bình Định, 2000), Đàn đầu Hoà thượng Đại giới đàn Ân Triêm (Quảng Nam, 2004), Chứng Minh Đại Giới Đàn Trí Thủ (Đà Nẵng, 2008), Chứng Minh và Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Phước Trí (Đà Nẵng, ngày 17,18,19 tháng 6 năm Quý Tỵ-2013). Cung thỉnh làm Chứng Minh và Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Kế Châu (Bình Định ngày 16, 17, 18 tháng 8 năm Quý Tỵ -2013). Cung thinh Chứng minh và đường đâu hòa thượng Đại giới đàn Vĩnh Gia (Quảng Nam ngày 26, 27,28-9 2015 – 15,16,17 tháng 8 Ất Mùi). Cung thỉnh chứng minh và đường đầu Hòa Thượng Đại giới đàn Tâm Hoàn (Quy Nhơn-Bình Định ngày 01,02,03 tháng 4 năm 2017, nhằm ngày 05,06.07 tháng 03 Đinh Dậu). Cung thỉnh chứng minh và đường đầu Hòa thýợng Đại giới đàn Bồ Tát thích Quảng Đức, (Nha Trang-Khánh Hòa ngày 13 đến 19/10/2019 , nhằm ngày 15 đến 21-9 năm Kỷ Hợi). Cung thỉnh chứng minh và đường đầu Hòa thượng Đại giới đàn Trí Hải-Bích Liên (Quy Nhơn-Bình Định, ngây 21,22,23,24,25 tháng 7 năm 2020, nhằm ngày 01.02.03.04.05 tháng 6 năm canh tý). Có thể nói, dù bất cứ lĩnh vực nào, thời kỳ nào, Hoà thượng luôn là người hết mình cho Phật sự. Ngài luôn đặt sự tồn vong của Đạo Pháp lên hàng đầu, lấy hoằng pháp làm sự nghiệp, xem Giáo dục Tăng Ni là nền tảng của sự phát triển đạo Pháp, xem Giới luật là giềng mối của sự lớn mạnh Tăng già, Ngài là tấm gương về sự tận tuỵ, khiêm hạ, đạm bạc xứng đáng cho hàng hậu tấn noi theo ./. Hiện tại ngài đương kim Phó Pháp Chủ Hội đồng chứng minh Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam .

Sunday, March 28, 2021

NHĨ VÊ CHỮ TU!!

NGHĨ VỀ CHỮ TU Khi chưa tu, ta thường nghĩ rằng biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi tu rồi, ta mới nhận ra rằng biết buông bỏ mới là trí tuệ. Khi chưa tu, ta thường nghĩ rằng người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi tu rồi, ta mới biết rằng người giàu có là người cho đi rất lớn. Khi chưa tu, ta thường nghĩ rằng mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi tu rồi, ta mới biết rằng mạnh mẽ là vượt qua chính mình. Khi chưa tu, ta thường nghĩ rằng kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi tu rồi, ta mới biết rằng người biết lắng nghe mới là người thông thái. Khi chưa tu, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi tu rồi, ta muốn sống sao cho thật có ý nghĩa với cuộc đời . Khi chưa tu, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi tu rồi, ta nhận ra rằng chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ. Khi chưa tu, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi tu rồi, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi. Và khi chưa tu, ta thường nghĩ rằng có tiền của sẽ có tình yêu, có vật chất người ta sẽ quý trọng. Nhưng khi tu rồi, ta mới biết rằng: khi lương thiện, có đủ phước đức ta sẽ có mọi thứ. Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật. NAM MÔ PHẬT

Saturday, March 27, 2021

Câu chuyện bậc thang và tượng phật ATKVIETNAM Dù đau đớn nhưng ai muốn trưởng thành đều phải trải qua tôi luyện, đau đớn… CÂU CHUYỆN VỀ BẬC THANG VÀ TƯỢNG PHẬT Cùng là một tảng đá: một nửa làm thành tượng Phật và một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục mới hỏi tượng Phật rằng: “Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi nhưng lại sùng bái Người?” Tượng Phật trả lời: “Vì ngươi chỉ chịu đựng có bốn nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đớn đau muôn vàn.” Lúc đó bậc thang im lặng… Cuộc đời con người cũng thế: – Chịu được hành hạ. – Chịu được cô đơn. – Gánh được trách nhiệm. – Vác được sứ mệnh. Thì cuộc đời mới có giá trị. Khi nhìn người khác huy hoàng, đừng đố kị… vì họ phải trả giá nhiều hơn bạn gấp nhiều lần. Những gì hôm nay trả giá càng nhiều, thất vọng bao nhiêu thì ngày sau sẽ nhận lại được giá trị, hạnh phúc và viên mãn bấy nhiêu. Như vậy: Muốn trưởng thành trong cuộc sống, bạn không thể không tôi rèn và trải qua đau đớn.

CÂU CHUYỆN BẬC THANG VÀ TƯỢNG PHẬT!!!

Cùng là một tảng đá: một nửa làm thành một bức tượng tâm linh và một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục mới hỏi bức tượng rằng: "Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi nhưng lại sùng bái Người?" Bức tượng mỉm cười nhẹ nhàng trả lời: "Vì ngươi chỉ chịu đựng có bốn nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo và đớn đau muôn vàn." Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: - Chịu được hành hạ. - Chịu được cô đơn. - Gánh được trách nhiệm. - Vác được sứ mệnh. Thì cuộc đời mới có giá trị. Khi nhìn người khác huy hoàng, đừng đố kị... vì họ phải trả giá nhiều hơn bạn gấp nhiều lần. Những gì hôm nay trả giá càng nhiều, thất vọng bao nhiêu thì ngày sau sẽ nhận lại được giá trị, hạnh phúc và viên mãn bấy nhiêu. (st)

CÂU CHUYỆN VÊ TƯỢNG PHÂT

CHUYỆN KHÚC GỖ Có một khúc gỗ nằm bên đường, hàng ngày hứng mưa nắng, chịu đè đạp bởi những bước chân của người đi đường, chịu cảnh chó, mèo, chim... phóng uế lên mình nó. Một hôm, có ông thợ mộc lành nghề, thấy khúc gỗ tốt, chỉ có điều bên ngoài xấu xí, nham nhở, nên ông đã nghĩ và tạc nó thành một bức tượng Phật, ông dựng nó ở gốc cây cổ thụ gần đó. Thế là hàng ngày, người đi đường qua lại đều đến thắp hương, van vái, người thành kính cúi đầu .... Có 1 con chim xây tổ trên ngọn cây cổ thụ, nắm rõ hết sự tình của khúc gỗ xưa (nay là tượng Phật ), nên nói với bức tượng: - Này ông ! Cuộc đời đã sang trang, sao ông vẫn còn điềm đạm, ung dung cứ như là một ông Phật chính hiệu thế? Phải ngẩng cao đầu, cười vang sảng khoái đi chứ! Khúc gỗ thản nhiên: - Đạp ta cũng là họ, cúi lạy ta cũng là họ, rồi mai này có quăng ta vào bếp lửa cũng là họ, cười hay khóc cũng chỉ chốc lát mà thôi. ------------- ST

VÔ THƯỜNG

Nhìn vòng sanh diệt thế gian Mới hay cảnh vật hợp tan vô thường. Người vừa chết lặng tang thương Người vừa tề tựu.. lên đường chia ly. Tinh khôi một sớm xuân thì Ô hay tiếng gọi “ từ bi” tỏ lòng, Rạch ròi bên đục -bên trong Gì đâu .. ngừng thở là xong một đời . Dầu cho vạn vật đổi dời Thảnh thơi- đau khổ, là nơi tâm mình !. Hương Tuyền .